Vị Tăng người Đức trụ trì chùa cổ Nhật Bản

GNO - The Buddhist Door đưa tin, một vị Tăng người Đức đã thành công với “cơ hội duy nhất của đời mình”, vượt qua kỳ thi chọn vào ngôi chùa ngàn năm tuổi Kofuku-ji, cố đô Nara, Nhật Bản.

Vượt qua kỳ thi này, thầy Gyoei Saile 41 tuổi, đáp ứng đầy đủ yêu cầu để đảm nhiệm vị trí trụ trì của một ngôi chùa là chi nhánh của chùa Kofuku-ji.

Thầy Saile đã trải qua 3 tuần lễ để tham gia kỳ thi. “Việc rèn luyện như một tu sĩ của tôi sẽ tiếp tục. Tôi hy vọng dùng sự hiểu biết và trí tuệ có được thông qua kỳ thi này cho sự thực hành của tôi từ nay về sau” - theo The Asahi Shimbun.

vi Tang nguoi Duc.png


Thầy Gyoei Saile

Chùa Kofuku-ji nằm trong cố đô Nara, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, từng nằm trong số 7 đại danh lam của Nhật Bản. Kofuku-ji là một trong hai ngôi chùa theo trường phái Phật giáo Hosso, Yogacara của Nhật Bản.

Ngôi chùa được xây dựng vào năm 669 ở Yamashina, nay là Kyoto. Năm 672, ngôi chùa bị tháo dỡ và xây dựng tại thủ đô Fujiwara-kyo. Năm 710, một lần nữa ngôi chùa được dịch chuyển đến vị trí hiện tại, khi đó là thủ đô vừa thành lập Heijo-kyo, nay là thành phố Nara.

Đến từ Hamburg, thầy Saile học chuyên ngành Văn học cổ điển Nhật Bản tại Đại học California, Berkeley (Hoa Kỳ) và tiếp tục học cao học ngành Lịch sử tư tưởng Phật giáo Nhật Bản. Đến Nhật Bản vào năm 2010 với tư cách là một học giả thỉnh giảng tại trường Đại học Ryukoku tại Kyoto. Một năm sau, thầy Saile được thọ giới xuất gia tại chùa Kofuku-ji.

Để chuẩn bị cho kỳ thi này, thầy Saile đã thực hành phục vụ như một vị doji - thị giả cho một vị cao tăng của chùa.

Quá trình thi tuyển vào chùa Kofuku-ji không phải là một nhiệm vụ giản đơn. Tăng sinh phải trải qua 3 tuần rèn luyện vô cùng nghiêm túc trước kỳ thi và phải tự học. Trong suốt thời gian ôn luyện, thầy Saile phải ghi nhớ các bản kinh Phật giáo rất dài được viết bằng tiếng Kanbun - một cổ ngữ Trung Quốc được sử dụng ở Nhật Bản trong thời kỳ Heian (794 - 1185); trong đó có cả việc học tập và thực hành ngữ điệu đúng khi tụng đọc.

Suốt thời gian rèn luyện gian khổ này, người tham gia kỳ thi này chỉ được ăn hai bữa một ngày: bữa sáng, bữa trưa; và phải ngủ trong tư thế ngồi thẳng. Học viên được phép rời phòng học vào các ngày 1, 6, 11, 16, 21, 26 và 31 của tháng nhưng chỉ được đến một số nơi nhất định, trong đó có thể tham gia hành hương đến đền Kasuga-taisha, thuộc đạo Shinto ở gần đó.

Phần thi vấn đáp, ryugi kéo dài trong 2 giờ đồng hồ và Tăng sinh được yêu cầu trả lời các câu hỏi về giáo lý từ người chất vấn dưới hình thức đối thoại. Dù những nội dung của kỳ thi được cho biết trước nhưng câu hỏi phải được trả lời một cách chính xác bằng ngôn ngữ Kanbun.

Tôi rất hồi hộp vì đây là một sự kiện cổ xưa đã được tiến hành trong 1.000 năm qua. Tôi hy vọng có thể đạt được kết quả như mong muốn và làm mọi người hài lòng - sư Saile chia sẻ với The Mainichi.

Các vị tu sĩ thuộc trường phái Hosso chỉ được phép tham gia kỳ thi này một lần duy nhất trong đời. Trong quá khứ, người thi rớt sẽ bị trục xuất. Thầy Saile là vị Tăng đầu tiên của chùa Kofuku-ji tham gia kỳ thi này trong 8 năm qua, đánh dấu sự kiện hiếm hoi người nước ngoài vượt qua kỳ thi.

“Là điều vinh dự khi tôi được xướng danh tham gia vào kỳ thi có lịch sử hơn 1.000 năm và tôi rất biết ơn” - thầy Saile nói với The Asahi Shimbun.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.

Thông tin hàng ngày