Viếng cảnh Trúc Lâm Tây Thiên

GNO - Nằm trên độ cao khoảng 300m, cách Hà Nội 85 km về phía tây, thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc là một trong ba thiền viện lớn nhất của Việt Nam (cùng với thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt và thiền viện Trúc Lâm Yên Tử).

tham chua VG02.JPG

Một góc Trúc Lâm Tây Thiên

Thiền viện được xây dựng ngày 4-4-2004, 25-11-2005 khánh thành, kinh phí xây dựng 30 tỷ đồng, thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên có diện tích rộng 4,5 ha, rừng ngoại vi rộng 50 ha, nằm trên độ cao khoảng 300m so với mực nước biển.

Đến chân thiền viện, ta như lạc vào một không gian rừng núi huyền bí, những màn sương mù vương lại và còn đang tan chậm, cảnh vật sương mù như hòa quyện vào nhau, một cảm giác thoáng đạt, du dương và mơ hồ… Đứng trước cổng thiền viện, ta có thể thấy rõ bên dưới cánh đồng bát ngát và những ngôi nhà mái đỏ heo hút xa xa tận phía chân núi.

Ngoảnh lại phía đồng bằng là cánh cổng Tam quan sừng sững với hàng trăm bậc đá có độ dốc tăng dần. Để lên đến trung tâm của thiền viện ở trên đỉnh chúng ta phải trải qua ba lần bậc đá dài khoảng trăm mét với độ cao khác nhau.

Không gian của thiền viện với rừng thông bạt ngàn, những rặng hoa với muôn vàn màu sắc. Trung tâm của thiền viện là chánh điện, bên trái là lầu chuông, bên phải là lầu trống, phía sau là nhà thờ Trúc Lâm tam Tổ.

tham chua VG01.jpg

Phòng trưng bày trong thiền viện

Bên cạnh đó thiền viện còn xây dựng khu nhà trưng bày những hiện vật từ trong quá trình xây dựng, hình thành và phát triển của thiền viện, đó là những bức tranh toàn cảnh, những tập sách về Phật giáo, kinh thư, hay những mảnh ngói, mảnh gốm từ thế kỷ XII đến thế kỉ XIX…

Mặc dù mới được thành lập và đi vào hoạt động khoảng gần chục năm nhưng nơi đây đã trở thành một trung tâm du lịch tâm linh nổi tiếng của tỉnh, vừa là nơi có thể ngắm sơn cảnh, vừa là nơi có thể trở về với cõi “thiền” của Phật giáo.

Chùm ảnh tại thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên:

tham chua VG20.JPG

tham chua VG13.JPG

Toàn cảnh

tham chua VG17.JPG

Các công trình nối tiếp trùng trùng

tham chua VG07.JPG

Đường lên chánh điện

tham chua VG14.JPG

Nhìn từ trên xuống, các công trình còn đang xây dựng

tham chua VG09.JPG

tham chua VG11.JPG

Tôn tượng Phật uy nghi nơi đất Phật

tham chua VG06.JPG

Phật tử tín tâm viếng thăm lễ bái

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày