Vĩnh Long: Tưởng niệm 5 năm ngày Thượng tọa Thích Thiện Minh viên tịch

Tưởng niệm 5 năm ngày Thượng tọa Thích Thiện Minh viên tịch
Tưởng niệm 5 năm ngày Thượng tọa Thích Thiện Minh viên tịch
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Tại thiền viện Thiện Minh (tỉnh Vĩnh Long), ngày 26-7 (9-6-Quý Mão), môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm 5 năm ngày Thượng tọa Thiện Minh viên tịch.

Chứng minh, tham dự có Hòa thượng Thiện Nhân, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức; Hòa thượng Giác Sơn, Ủy viên Hội đồng Trị sự; Hòa thượng Pháp Chất, viện chủ thiền viện Nguyên Thủy; Thượng tọa Sơn Ngọc Huynh, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Long; cùng chư Tăng trụ trì và đại diện các chùa thuộc Phật giáo Nam tông và nam nữ Phật tử gần xa về tham dự.

Tại buổi lễ, chư tôn đức Tăng, tu nữ, Phật tử đã vân tập trước bảo tháp của cố Thượng tọa Thiện Minh khai kinh cầu nguyện, tưởng niệm đến Giác linh cố Thượng tọa.

Chư tôn đức tưởng niệm Thượng tọa Thích Thiện Minh

Chư tôn đức tưởng niệm Thượng tọa Thích Thiện Minh

Để tưởng nhớ ân đức của vị khai sơn ngôi già lam thiền viện Thiện Minh, trên tinh thần tri ân và báo ân của người con Phật, Đại đức Thích Minh Tấn, trụ trì thiền viện cũng là bào đệ của cố Thượng tọa, cùng môn đồ pháp quyến và đạo tràng Phật tử đã thiết lễ trai nghi, cung thỉnh chư tôn thiền đức quang lâm chánh điện chứng minh lễ tưởng niệm, cúng dường trai tăng hồi hướng công đức đến Giác linh cố Thượng tọa Thích Thiện Minh.

Theo đó, Thượng tọa Thích Thiện Minh thế danh Nguyễn Văn Sáu, sinh năm 1969, tại X.Hòa Ninh, H.Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Năm 1981, xuất gia làm Sa-di tại chùa Nam Tông (Q.Bình Tân, TP.HCM), được ban pháp danh Thiện Minh (Suvijjo). Năm 1991, thọ giới Tỳ-kheo với Hòa thượng Tăng trưởng Thích Siêu Việt tại chùa Kỳ Viên (Q.3, TP.HCM) và được ban pháp danh Tỳ-khưu Siêu Minh.

Năm 1997, Thượng tọa tốt nghiệp Cử nhân Phật học Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM khóa III. Năm 2006, Thượng tọa tham gia công tác giảng dạy ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Cần Thơ, Hà Nội, HCM và các trường Cao đẳng Phật học.

Năm 2003, Thượng tọa được Ban Quản trị suy cử làm Thư ký kiêm Quản sự tổ đình Bửu Quang. Năm 2007, nhiệm kỳ VI, GHPGVN suy cử Thượng tọa vào chức vụ Ủy viên Hội đồng Trị sự kiêm Phó ban Từ thiện xã hội T.Ư.

Năm 2007, nhiệm kỳ VI, Ban Trị sự TP.HCM suy cử Thượng tọa vào chức vụ Ủy viên Ban Trị sự. Năm 2012, tại Đại hội Phật giáo Q.Thủ Đức, Thượng tọa được suy cử chức vụ Phó Thường trực Ban Trị sự nhiệm kỳ 2012 - 2016. Năm 2012, Thượng tọa được suy cử Trưởng ban Từ thiện Phật giáo Nam tông, nhiệm kỳ 2012-2017.

Năm 2009, Thượng tọa cùng với Thượng tọa Tường Quang xây dựng chùa Đại Lộc, là ngôi chùa của hệ phái Theravāda Việt Nam tại đất Ấn Độ. Năm 2016, Thượng tọa thành lập chùa Đại Phước tại Myanmar và chùa Đại Hạnh tại Campuchia. Năm 2011, thành lập thiền viện Thiện Minh tại xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Tu nữ và Phật tử tưởng niệm 5 năm ngày Thượng tọa Thích Thiện Minh viên tịch

Tu nữ và Phật tử tưởng niệm 5 năm ngày Thượng tọa Thích Thiện Minh viên tịch

Trong suốt quá trình hoằng pháp, Thượng tọa thuyết giảng ở nhiều đạo tràng trong và ngoài nước; trụ trì 7 ngôi chùa trong nước, làm viện chủ 4 ngôi chùa quốc tế, và cùng tham gia điều hành nhiều ngôi chùa ở các tỉnh thành. Ngoài ra, Thượng tọa đã sáng lập ra Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy và giữ chức Phó Tổng Biên tập kiêm Thư ký tòa soạn; sáng lập Thư viện Phật giáo Nguyên thủy; Chủ tịch Quỹ học bổng Theravāda; đồng sáng lập Quỹ Ấn tống Trí Tuệ...

Thượng tọa thọ bệnh và viên tịch vào lúc 17 giờ 30, ngày 21-7-2018 (9-6 Mậu Tuất), trụ thế 49 năm với 27 hạ lạp.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Phái đoàn chụp ảnh lưu niệm tại chùa Linh Quang

Điện Biên: Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư thăm, dâng hương tại chùa Linh Quang

GNO - Ngày 4-5, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư kỷ niệm các ngày lễ lớn và Sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước đã đến thăm, dâng hương tại chùa Linh Quang - trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Điện Biên (xã Thanh Nưa, H.Điện Biên).
Ảnh minh họa

Phật tử trên thế giới đều thuộc một đại gia đình

GNO - Phật giáo được truyền bá đi qua nhiều xứ sở và nền văn hóa khác nhau, vì vậy, tiếp biến để phát triển là điều không thể tránh khỏi. Tuy có khác nhau về mặt biểu hiện, nhưng các truyền thống sau này đều mang trong mình bản chất thực sự và nguyên sơ của Phật giáo.

Thông tin hàng ngày