Vô chùa xả stress

Hiện nay, nhiều người Sài Gòn có cái thú vô chùa xả stress, trốn bớt cuộc sống bộn bề. Ở đó, có vẻ đẹp riêng của kiến trúc chùa chiền, có sông nước, cỏ cây, có cảnh sắc thi vị và đặc biệt là sự tĩnh lặng.

Trước đây, khách đến chùa miểng sành thường mang theo chén, dĩa bể ở nhà đến cúng dường. Người thì gọi chùa miểng sành, người gọi chùa chén kiểu. Ở Sài Gòn hiện có hai ngôi chùa cổ, cẩn miểng sành ở quận 8 và Gò Vấp.

Chùa Việt

Chùa An Phú nằm ngay mặt tiền đường Chánh Hưng, quận 8, TP.HCM; thành lập từ năm 1847. Trước cảnh hoang phế của ngôi chùa, năm 1961 hòa thượng Thích Từ Bạch đã tự tay thiết kế, xây dựng lại chùa. Đến 1993, kiến trúc chùa hoàn thành được 60% thì hòa thượng qua đời. TT  Thích Hiển Đức kế nghiệp trụ trì và tiếp tục công việc dang dở. Đến1999 toàn bộ công trình cẩn chén sành cho ngôi chùa mới được hoàn thành.

TT  Thích Hiển Đức cho biết: “Các cây cột cẩn miểng sành mang màu sắc xanh, đỏ, trắng, vàng, tiêu biểu trong cuộc sống của chúng ta có những lúc bị mặn, nhạt, chua, cay trong cuộc đời. Đó là một triết lý nhân sinh mà tôi muốn gửi gắm vào đó”. Ưu điểm của miểng sành là dễ làm sạch, không phải sơn phết nhiều, chống nấm mốc tốt; mang nét bình dị dân gian Nam Bộ nhưng không kém phần sắc sảo.

Chùa An Phú tọa lạc trên diện tích khoảng 1.500m2, và đã xác lập được hai kỷ lục Việt Nam, một là công trình cẩn miểng sành, hai là cặp nến cao 3,38m. Từ tầng thượng, khách có thể tham quan thạch thất là một ngôi tháp bảy tầng, kiến trúc như một hang động thiên nhiên có ghềnh đá, thác nước. Phía trong có dòng suối nhỏ, chiếc gương đá thô sơ và thạch nhũ trên trần tủa xuống. Kiến trúc lấy bối cảnh sống động của núi sông được xây trên mặt hồ nhỏ nuôi cá, trồng sen, cầu uốn lượn mềm mại. Phía sau hậu viện là mô hình cầu đá treo khá mảnh mai và chắc chắn. TT Thích Hiển Đức, người thiết kế, xây dựng mô hình cho biết: “Cầu mảnh mai nhưng bên trong toàn là thép tốt, được uốn theo kỹ thuật riêng nên từng người xếp hàng đi trên cầu vẫn không hề hấn gì”. Từ trên khoảnh sân thượng lồng lộng gió, khách có thể chiêm ngưỡng toàn bộ kiến trúc ngôi chùa. Ngắm nhìn các đoàn xe nhộn nhịp bên dưới. Nếu đến chùa đúng bữa hoặc đúng dịp, du khách sẽ được mới dùng cơm chay tại chùa.

Chùa Tàu

Vô chùa xả stress ảnh 1

Phù châu miếu (hay còn gọi là Miếu nổi). Ảnh: Minh Cúc

Ngôi chùa nằm đơn độc giữa dòng sông Vàm Thuật, xung quanh là rặng dừa nước xanh um, từng đám lục bình trôi lững lờ… tạo nên khung cảnh miệt vườn thơ mộng hiếm hoi giữa Sài Gòn náo nhiệt. Đây là Phù Châu miếu (ở phường 5, quận Gò Vấp, TP.HCM) còn gọi là miếu nổi được thành lập từ thời Gia Long do người Quảng Đông xây dựng cách nay khoảng 300 năm.

Có nhiều câu chuyện thần kỳ về cái cồn đất nổi lên giữa dòng sông này. Theo người dân quanh vùng thì vào một đêm mưa to gió lớn, có hai con rồng xuất hiện, đánh nhau trên dòng sông Vàm Thuật. Sáng ra, nơi này nổi lên một gò đất cùng với năm bức tượng của năm mẹ ngũ hành. Từ đó, người ta lập nên miếu thờ. Gọi là miếu nhưng nhiều người hay gọi là chùa miểng sành. Kiến trúc ngôi chùa lấy hình ảnh con rồng làm chủ đạo. Xung quanh cồn là khối xi măng tạo dáng theo hình rồng uốn lượn, kéo dài bao bọc cả cồn đất có diện tích 100m2 .

Bên trong có hai hàng cột, mỗi hàng chín cột cẩn miểng sành công phu. Hình rồng, hoa sen uốn quanh cột cũng được cẩn. Trên trần phía sau hậu điện là một bức tranh khá bắt mắt cũng được cẩn miểng sành. Bên hông chùa sừng sửng cây si cổ thụ khoảng 100 năm. Chùa được trùng tu từ năm 1991 cho đến nay nhưng vẫn chưa hoàn thành. Đại diện chùa cho biết, do không đủ thợ làm công đoạn cẩn miểng sành.

Muốn đến chùa, khách phải mua vé ngồi đò giá 10.000 đồng cho cả lượt đi và về. Hiện nay, một số công ty du lịch đã đưa Miếu Nổi vào chương trình tour du lịch sinh thái. Ghe xuồng tấp nập đổ dừa lên bến, sông nước mát mẻ, cây cối hoang sơ, tiếng đò chạy rì rì… hệt cảnh miền Tây sông nước.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Lệ Trang chủ trì, phát biểu tại buổi họp mở rộng - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM sẽ không nhận hoa, phẩm vật chúc mừng tại các hội nghị sắp tới

GNO - Đó là thông báo của Hòa thượng Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM trong buổi họp mở rộng của Ban Thường trực Ban Trị sự TP với các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự TP.Thủ Đức, 21 quận huyện nhằm triển khai các hoạt động Phật sự cuối năm Giáp Thìn, vào sáng nay, 14-12, tại Việt Nam Quốc Tự.
Tìm người thân

Tìm người thân

Cháu Minh Đạo đã đi khỏi nhà và không có liên lạc với gia đình trong hơn 3 ngày qua. Vì những biểu hiện tâm lý có phần chuyển biến không tích cực, nên phải thường xuyên theo dõi trị liệu. Gia đình chúng tôi mong được sự giúp đỡ của chư tôn đức Tăng Ni và quý Phật tử tại các tự viện...

Thông tin hàng ngày