Với báo Giác Ngộ, tôi có kỷ niệm...

GNO - Một ngày đẹp trời, sau khi đọc nhiều ấn phẩm, tôi nảy ý định: viết bài cho tuần báo!

Bạn đọc thân thiết

Trong 10 năm ở một ngôi chùa thuộc ngoại ô TP.Cà Mau, tôi có duyên khi trong một lần viếng Thành Linh tự (Tắc - Vân), được Sư cô trú trì tặng hẳn một xấp Giác Ngộ cũ - úa màu thời gian cùng quyển sách do Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết về ái ngữ.

a NCThanh.jpg


CTV Nguyễn Thành 
Công trong một lần nhận giải thưởng

cuộc thi viết do Ban TTTT T.Ư tổ chức - Ảnh: NVCC

Tôi đọc theo cách tỉ mẩn từng câu chữ và nhận ra: báo cẩn trọng trong từng mẩu tin bài, in ấn đẹp và giấy tốt. Việc hoằng pháp khéo léo lồng trong thông tin Phật sự và bên cạnh những bài viết phổ thông có hẳn bài chuyên sâu mang tính nghiên cứu. Giác Ngộ hấp dẫn một người sơ cơ đang mong cầu học Phật.

Đọc đi đọc lại hết xấp báo ấy, tôi suy nghĩ rồi “quyết định” đặt tuần báo theo quý, một việc không hề giản đơn vì... hoàn cảnh. Thế là anh bưu tá thành bạn thân thiết trong gieo duyên Phật pháp.

Đọc Giác Ngộ, tôi dõi theo Phật sự cả nước, trải mình trong dòng chảy thông tin Phật giáo và có cơ hội tự học Phật.

Cộng tác viết... tay ngang

Một ngày đẹp trời, sau khi đọc nhiều ấn phẩm, tôi nảy ý định: viết bài cho tuần báo! Thế là từng tệp tin có khi kèm ảnh, gửi về tòa soạn trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 xa lắc với nơi mình ở.

Hạnh phúc rồi cũng đến khi bài được sử dụng! Một, hai, ba bài... Tôi viết về sư cô ở chùa Bửu Hương chăm bẵm bé Mèo bị não úng thủy cùng các cháu mồ côi, cả những trải nghiệm tâm linh về Phật pháp... Và Giác Ngộ có cách “đối xử” với cộng tác viên thú vị: nhuận bút khá, phiếu báo in trắng - xanh trang nhã, đáng giữ làm kỷ niệm cho từng bài báo được đăng.

Những kỷ niệm đáng nhớ

Trong một nhân duyên, tôi được nghe pháp từ HT.Thích Trí Quảng - Tổng Biên tập báo tại đạo tràng Đại Tòng Lâm (Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu) và cũng theo một nhân duyên, tôi lên Sài Gòn, đến tòa soạn trên đường Nguyễn  Đình Chiểu trong tinh sương giữa tiết trời se se cận Tết để thăm Giác Ngộ.

Trên cung phố không rộng, đối diện quán cà phê ấm áp chất giọng Huế của chủ nhân, tòa soạn khiêm cung với tòa nhà mang chất thiền. Tôi được trò chuyện cùng anh Phó Thư ký tòa soạn, gặp cô nhân viên Cát Tường từng “biết” qua điện thoại mỗi khi có nhuận bút, được tặng báo xuân. Dù không đủ duyên đảnh lễ thầy Quảng Tánh như mong muốn song một kỷ niệm đã đọng lại với báo...

Đã lâu, tôi không có bài được đăng song vẫn gửi như một thói quen. Với tôi, Giác Ngộ thân thiết.

Tòa soạn Giác Ngộ mong muốn nhận được thêm nhiều góp ý, hiến kế và cả những kỷ niệm vui buồn liên quan tới Giác Ngộ, để báo được lắng nghe, tiếp tục cải tiến, nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu tìm đọc thông tin, học Phật của nhiều đối tượng. Bài vở, góp ý xin hoan hỷ gửi về: onlinegiacngo@gmail.com.

Bạc Liêu, 26-12-2017
Nguyễn Thành Công

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày