Xây dựng Giáo hội phát triển vững mạnh

Chư tôn đức GHPGVN
Chư tôn đức GHPGVN

GN - ...Sau 33 năm thành lập (1981-2014), GHPGVN đã có một hệ thống bộ máy hành chánh từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Hiến chương Giáo hội cũng đã qua 5 lần tu chỉnh, có nhiều điểm mới.

Đó là tiền đề cho sự phát triển của Giáo hội, làm cho các hoạt động Phật sự trở nên sinh động và phong phú, phù hợp với yêu cầu của thời đại, nếu chúng ta vận dụng tiềm năng của hệ thống, kết hợp hài hòa giữa các thế hệ nhân sự có kinh nghiệm và lớp trẻ năng động, giàu lòng nhiệt thành cống hiến.

Sau Đại hội VII, chúng ta chính thức thành lập 3 ban mới, đó là Kiểm soát, Pháp chế và Thông tin - Truyền thông. Cùng với các ban, viện hình thành trước đó, tất cả các ban, viện Trung ương đã trình hệ thống nhân sự, thiết lập nội quy làm việc, chương trình hoạt động, trong tổng thể định hướng của Hiến chương tu chỉnh lần thứ 5.

Với sự chuyên trách của các ban, viện Trung ương và hệ thống hành chánh được kiện toàn như vậy, thừa kế kinh nghiệm của lịch sử Phật giáo gắn bó với dân tộc hai ngàn năm, ngày nay tăng cường thêm tính nhất quán trong tinh thần đoàn kết, chắc chắn các Phật sự đã định hướng sẽ được thành tựu như ý.

Thực vậy, trong quá khứ, có lúc thăng lúc trầm, nhưng chư vị Tổ sư, các thế hệ tiền nhân đã nỗ lực duy trì và hoằng dương Chánh pháp, để đến hôm nay, chúng ta thừa hưởng một di sản rất lớn, về vật thể và phi vật thể. Chúng ta có được hệ thống di tích chùa chiền, văn hóa thiền môn, nghi lễ tâm linh… vô cùng phong phú và đậm đà bản sắc Phật giáo Việt Nam.

Trong bối cảnh mới của đất nước độc lập thống nhất, đáp ứng yêu cầu mới, năm 1981, GHPGVN được thành lập trên tinh thần kế thừa lịch sử và đoàn kết nhất trí của 9 tổ chức, hệ phái Phật giáo lớn đang hoạt động ở hai miền Nam, Bắc.

Từ đó cho đến nay, GHPGVN đã qua 7 kỳ đại hội, từng bước hoàn thiện bộ máy hành chánh, bổ sung nhân sự…, đó là cơ sở cho sự phát triển, nếu giữa các cấp Giáo hội từ Trung ương đến địa phương có sự phối hợp nhịp nhàng, đoàn kết trong tinh thần lục hòa, chú trọng hơn nữa lợi ích tu học, sự tăng trưởng đời sống đạo đức, tâm linh của Tăng Ni Phật tử… theo con đường Giới Định Tuệ mà Đức Phật đã giảng dạy hơn hai ngàn năm trăm năm trước.

Nói cách khác, đó là cách để đưa khẩu hiệu “Đoàn kết hòa hợp, trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội” mà chúng ta thường thấy trong các ngày lễ lớn của Phật giáo vào đời sống thực tế. Sức sống của Phật giáo ở trong đời sống chứ không phải trên lý thuyết. Làm được điều đó, các hoạt động của Giáo hội sẽ được đồng bộ và hiệu quả, chắc chắn Giáo hội sẽ phát triển, xứng đáng với truyền thống đồng hành cùng dân tộc, với vai trò hộ quốc an dân mà chúng ta hằng tự hào.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Người thân mất lúc nửa đêm giỗ vào ngày nào?

GNO - Ông cụ nhà tôi mất lúc 23 giờ 50 ngày 20-12-Quý Mão. Vì ông mất lúc 23 giờ 50 là giờ Tý, mà giờ Tý nối liền giữa hai ngày (từ 23 giờ ngày 20-12 đến 1 giờ ngày 21-12) nên một số người thân cho rằng ông mất vào ngày 21-12-Quý Mão. Cách tính ngày mất như vậy có chính xác không? 

Thông tin hàng ngày