Xem lễ "dựng - hạ nêu” lớn nhất tại Huế

“28 Tết dựng nêu, mồng 7 hạ nêu tiễn ông bà về trời”. Đã hơn 20 năm nay, tục lệ Tết xưa ấy vẫn còn được lưu giữ tại chùa Diệu Đế, một trong 4 ngôi quốc tự thời vua Nguyễn ở Huế.

Tại Huế, nêu thường được dựng trước các đình làng, trong cung điện, chùa cổ. Qua các năm, danh hiệu “nêu vô địch” vẫn thuộc về chùa Diệu Đế. Đặc biệt năm nay, các thầy tại đây đã chọn được một cây nêu già bóng loáng được xem là cao nhất trong lịch sử cây nêu với chiều dài xấp xỉ 20m.  

Cây nêu được lấy từ vườn tre già trong chùa với hàng trăm bụi tre mập, cao khác người. Tiêu chí chọn nêu là cao, chắc khỏe, trên ngọn có chùm lá xanh tán rộng. Nêu được chặt trước một ngày, “tắm rửa” và qua một đêm nằm dưới đất, nhận tinh khí của sương trời. Sáng sớm hôm sau, các thầy sẽ dựng lên sau chùa, theo trục chính giữa từ điện Phật. 

Lễ “dựng nêu” diễn ra trong 1 tiếng. Bắt đầu bằng việc kết đèn, cờ đỏ, giỏ tre đựng cau trầu lên đầu ngọn nêu. Tiếp tục là đính dòng câu chúc mừng năm mới bằng chữ Hán lên mình nêu. Sau đó, các thầy sẽ cúng ở bàn thờ giữa trời, khấn vái và ra lệnh dựng.

Vì cây nêu quá cao nên phải huy động sào tre, thang và hơn chục người ôm thân nêu cho khỏi ngã. Khi đã đặt đế nêu xuống hố thì từ từ dựng thẳng đứng theo hướng vuông góc mặt đất. Cuối cùng là chèn đá tảng cho chặt thân nêu. 

Trong 10 ngày Xuân, các thầy ngoài việc đón tiếp khách viễn cảnh chùa, mỗi tối đều hướng tâm vào cây nêu cầu nguyện cho một năm thuận hòa, quốc thái dân an. 

Sáng mồng 7, nêu được hạ trang nghiêm bằng một lễ cúng bái trang trọng và gỡ các vật dụng trên nêu, cất lại trong chùa cho năm sau.  

Cây tre già làm nêu năm nay rất đẹp và nặng, dài gần 20m

Các tiểu đang tìm những lá tre vàng để vứt đi, vì nêu dựng lên phải nguyên một màu xanh.

Hơn 10 người vất vả dùng tre, thang và tay để dựng cây nêu

Nêu được kết bằng dải đối bằng vải điều đỏ dài 8m

lắp đèn, câu đối và giỏ cau trầu vào nêu

Mướt mồ hôi cho nêu vào hố

Cây nêu đã được dựng lên trong tết 2010

Nêu mang cái Tết xưa đến cho mọi người

Trống đánh liên hồi tiễn đưa nêu

Các lễ vật chuẩn bị cất giữ lại tại chùa Diệu Đế, chờ cây nêu năm sau

Sáng mồng 7, cây nêu sau 10 ngày ăn tết được trịnh trọng hạ xuống.

Theo nhà  nghiên cứu Huế, Nguyễn Phước Vĩnh Cao, ở Việt Nam vào thời nhà Lê đã có cây Nêu. Đời vua Minh Mạng, cuộc sống no đủ, cứ đến 27 Tết, toàn bộ các bộ ngành đều cất hết khuôn dấu vào giỏ tre, xong treo lên cây Nêu và yên tâm ăn Tết, không màng gì đến công việc. Mồng 7 hạ Nêu, công việc lại được tiến hành như cũ.  Cây Nêu có  liên quan đến nhà Phật. Dựng cây Nêu để trừ tà khí, xú uế và đuổi ma quỷ trong năm mới. Ông bà quá cố thấy cây Nêu là biết Tết về - theo ngọn nêu có treo dải điều đỏ tìm đến chơi nhà con cháu.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

[Video] Lần đầu tiên tổ chức Khoá bồi dưỡng thiết kế truyền thông hướng đến Đại lễ Vesak LHQ 2025

[Video] Lần đầu tiên tổ chức Khoá bồi dưỡng thiết kế truyền thông hướng đến Đại lễ Vesak LHQ 2025

GNO -  Khóa bồi dưỡng diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 21 đến 23-11-2024; với nội dung: Thiết lập truyền thông vào tổ chức sự kiện (Tổng Giám đốc Tập đoàn Truyền thông Square Võ Thành Trung và ông Nguyễn Huy, Giám đốc sáng tạo thuộc Tập đoàn Square đảm trách chia sẻ); Thiết kế đồ họa, nguyên lý và ứng dụng cơ bản...
Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.

Thông tin hàng ngày