Chùa Vĩnh Khánh (tục gọi là chùa Then) nằm trên địa bàn xã Tam Sơn, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc có ngọn tháp Bình Sơn là ngọn tháp tiêu biểu cho kiến trúc chùa tháp thời Lý-Trần và là ngọn tháp đất nung đời Trần cao nhất còn lại đến ngày nay. Tháp Bình Sơn với hình khối thanh thoát, đường nét mềm mại, trang trí phong phú điêu luyện, là di tích lịch sử và di tích nghệ thuật có giá trị cao được xếp vào diện độc đáo nhất Việt Nam.
Tương truyền tháp có 15 tầng. Theo các cụ cao niên ở địa phương thì trước kia, trên nóc tháp có một hình khối búp hoa sen chưa nở, bằng đất nung, tạo cho toàn thân tháp một dáng vươn lên rất đẹp.
Hiện nay chỉ còn 11 tầng tháp và 1 tầng bệ, chiều cao tổng thể 16,5 mét. Tháp hình vuông, nhỏ dần về phía ngọn, cạnh cửa tầng dưới cùng là 4,45 mét; cạnh cửa tầng thứ 11 là 1,55 mét. Tháp được xây bằng 13.200 viên gạch nung, gồm 2 loại: một loại hình vuông có kích thước là 0,22m x 0,22m, một loại hình chữ nhật có kích thước có kích thước 0,45m x 0,22m. Phần ruột tháp có một khoảng trống nhỏ chạy suốt chân tháp lên ngọn.
Bên ngoài, xung quanh tháp được ốp một lớp gạch vuông, mỗi cạnh dài 0,46m, phủ kín thân tháp. Mặt ngoài của gạch ốp này đều có trang trí hoa văn rất phong phú như hoa chanh, hình lá đề, sư tử vờn cầu, rồng uốn khúc ... Có viên gạch được khắc một hình trang trí, có hình lại do 2 viên hoặc 4 viên ghép lại mới thành. Đường nét trang trí rất tinh tế, phóng khoáng, hình dáng chắc khỏe, mang đầy sinh khí của nghệ thuật dân tộc thời kỳ phong kiến tự chủ cường thịnh thời Lý – Trần (thế kỷ XII – XIII).
Thế nhưng cách đây vài năm, ngôi chùa được tu bổ, sửa sang nhưng không hiểu sao đang làm dở thì nhà thầu nghỉ để ngôi chùa tự dưng thành..chùa “hoang”.
Dưới đây là một số hình ảnh chúng tôi ghi lại được:
|
Không ai còn dám tin đây là ngôi chùa cổ có tháp cao nhất Việt Nam bởi sự xuống cấp tồi tàn. |