Xuất bản ấn phẩm tôn giáo: Giọt nước tràn ly

GNO - Báo Giác Ngộ số 952, ra ngày 15-6 tới đây sẽ là những thông tin đầu tiên từ phía GHPGVN, chính thức nêu lên vấn đề về chùa Tân Diệu.

Bên cạnh đó, còn có nhiều tin tức thời sự nổi bật về Phật giáo trong và ngoài nước tuần qua, tất cả sẽ được thông tin chi tiết đến bạn đọc.

B1.jpg


Bìa Giác Ngộ số 952 - Mỹ thuật: Nhuận Thường

Theo đó, nhà báo Diệu Nghiêm mở đầu trên trang 3 - Xã luận, với bài Cần phân định tôn giáo & những hiện tượng tương tự, đã nhận định:

Hiện nay, chúng ta thấy không ít hiện tượng mượn hình ảnh Phật giáo, đôi khi viện dẫn cả kinh điển với cách diễn giải theo hướng minh họa cho chủ trương của mình, nhằm tạo dựng chỗ đứng cá nhân, hoặc vì mục tiêu nào đó, được phổ biến rộng rãi qua con đường được bảo hộ về pháp lý - sách vở được cấp giấy phép xuất bản, những kênh truyền thông của mạng xã hội...”.

Cũng liên quan đến vấn đề các ấn phẩm Phật giáo bị “trá hình và nhiều nghi vấn trong khâu cấp phép của ngành xuất bản, PV Giao Hảo mở đầu loạt phóng sự Xuất bản ấn phẩm tôn giáo, xin đừng tùy tiện với bài Trước khi “giọt nước làm tràn ly”, đã đưa ra nhiều dẫn chứng cụ thể cho việc “khoác áo tôn giáo” và “đội nón NXB”, để một ấn phẩm “trá hình” được đưa đến tay bạn đọc một cách hợp pháp nhất:

Có thể thấy rõ, thông tin được đưa ra trong quyển Tôn giáo & Lịch sử văn minh nhân loại: Phật giáo Việt Nam và Thế giới, được Nxb Văn Hóa Thông Tin giới thiệu một cách trang trọng, lại là tác phẩm “đạo nhái” và có thông tin sai lệch với lịch sử Phật giáo hơn 2.500 năm qua. Hay cuốn Những câu chuyện có thật về nhân quả và Phật pháp nhiệm mầu tập 1, do Nxb Hội Nhà Văn cấp phép và cho đó là tác phẩm mang tính nghệ thuật và chứa đựng những đúc kết từ nhà Phật, những triết lý nên đưa vào giảng dạy cho cả trẻ em và thanh thiếu niên, lại như đang kể chuyện “phòng the”?

Mời bạn đọc theo dõi trên trang Sự kiện - Vấn đề (tr.8).

Ở một diễn biến khác, trên trang Văn hóa tuần này, sẽ là câu chuyện về những chuyển biến mới trong tình hình Phật giáo ở các nước Nam Á, với bài Pakistan, Sri lanka & Nepal - Khối Liên minh Phật giáo mới tại Nam Á? (dịch giả Diệu Tạng) - theo nguồn tin từ Phật giáo nước ngoài, cho biết: “Những năm gần đây, Chính phủ Pakistan đã có một số nỗ lực đáng chú ý trong việc gợi nhắc lại nền Phật giáo cổ đại tại đất nước này, thời kỳ trước khi xuất hiện Hồi giáo, như là một yếu tố quan trọng để trẻ hóa quốc gia”.

- Phật học: Bài giảng của HT.Thích Trí Quảng Ý nghĩa Phổ Hiền hạnh nguyện kệ, ngày 30-3-2018 tại Việt Nam Quốc Tự (tiếp theo). Bài viết Nghĩ về bài cúng Đại bàng (tác giả Thích Trung Hữu).

- Trang Suy nghiệm lời Phật, ĐĐ.Quảng Tánh với bài Quả báo nghiệp ưu tranh cãiBiết vọng để làm chủ tâm (tác giả Phương Ân).

- Trang Cuộc sống nhiệm mầuBồ-tát mỉm cười (tác giả Đức Liên), và Nói với Bồ-tát, nói với chính mình (tác giả Lyly Nguyễn).

- Truyện ngắn: Đi con đường khác (tác giả Khuê Việt Trường).

Trang Tuổi trẻ số 952, là những chia sẻ trong công tác hoằng pháp ở Tây nguyên, với việc bắt đầu những khóa học hè cho người trẻ, khóa tu cho người lớn và mong ước sẽ mở được một ngôi trường Phật giáo nơi đây, qua bài Vị thầy trẻ năng động (nhà báo Như Danh).

Ngoài ra, báo Giác Ngộ dịp này, đặc biệt còn có bài viết Dìu con bước ra “thế giới”... mới, của nhà báo Khánh Vi trong loạt bài Hành trình nuôi con tự kỷ, hướng đến ngày Gia đình Việt Nam 28-6 sắp tới: “Để dạy một đứa trẻ bình thường đã khó, dạy trẻ tự kỷ thì càng vất vả, gian nan hơn gấp trăm ngàn lần, và trong cuộc hành trình đó, người cha, người mẹ mang trong mình tình yêu thương vô bờ bến đã phải nỗ lực hết mình, dũng cảm bước về phía “vì tương lai tươi sáng” cho con...” (trang Xã hội).

Giải pháp nào cho người Phật tử, vì mưu sinh mà tạo nghiệp? là những vấn đáp được Tổ Tư vấn báo Giác Ngộ gửi đến bạn đọc ở trang 27, kỳ này.

Và nhiều thông tin đặc sắc khác trên trang Quốc tế.

Kính mời bạn đọc quan tâm theo dõi!

Liên hệ mua và đặt báo: Phòng Phát hành Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.HCM - ĐT: (028) 393 00675 - 393 06982 - DĐ: 0932059528.

--------------------------

MỜI ĐẶT MUA BÁO GIÁC NGỘ NĂM 2018

TUẦN BÁO PHÁT HÀNH VÀO THỨ 6 HÀNG TUẦN
NGUYỆT SAN PHÁT HÀNH VÀO NGÀY 15 HÀNG THÁNG

Kính mời chư tôn đức và Phật tử độc giả đăng ký Báo Giác Ngộ năm 2018

- Tuần báo thường: 11.500 đ/cuốn

- Tuần báo đặc biệt Xuân Mậu Tuất: 25.000đ/cuốn

- Tuần báo đặc biệt Phật đản, Vu lan, Vía Đức Quán Thế Âm Bồ-tát: 22.000đ/cuốn

- Nguyệt san thường: 11.800 đ/cuốn

- Nguyệt san đặc biệt (Xuân Mậu Tuất, Phật đản, Vu lan): 15.000 đ/cuốn

  • Tuần báo: quý I: 163.000đ, quý II: 160.000đ, quý III: 160.000đ, quý IV: 160.000đ
  • Tuần báo trọn năm: 643.000đ
  • Nguyệt san: quý I: 38.600đ, quý II: 38.600đ, quý III: 38.600đ, quý IV: 35.400đ
  • Nguyệt san trọn năm: 151.200đ
  • Tuần báo và nguyệt san trọn năm: 794.200đ

Tiền đặt mua báo xin nộp trực tiếp hoặc gởi qua đường bưu điện đến: Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.Hồ Chí Minh. Hoặc chuyển tiền vào tài khoản BÁO GIÁC NGỘ 114000006093Ngân hàng Công Thương, CN3 (xin ghi rõ địa chỉ và số điện thoại để dễ liên lạc)

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: 028.39 300 675 - 39 306 982 (chị Thủy)

Email: pphgiacngo@gmail.com

BAN PHÁT HÀNH

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có nhóm ăn chay cũng dùng trứng (công nghiệp) được - Ảnh minh họa

Ăn chay trường dùng trứng, sữa được không?

GNO - Tôi là Phật tử ăn chay trường đã lâu. Vì công việc và sức khỏe nên tôi có dùng các thức uống như sữa, nước yến, mật ong. Có người nói rằng đã ăn chay trường thì không nên dùng các thức uống đó. Vậy tôi nên làm thế nào? Mong được quý Báo hướng dẫn.
Ý nghĩa các chỏm tóc trên đầu chú tiểu

Ý nghĩa các chỏm tóc trên đầu chú tiểu

GNO - Tôi thường viếng các chùa và nhận thấy rằng các chú tiểu nhỏ (khoảng độ tuổi mẫu giáo và cấp 1) thường để ba chỏm tóc, còn các chú tiểu lớn hơn (khoảng độ tuổi thiếu niên, cấp 2, 3) thì để một chỏm tóc dài rồi vén bên tai. Quý Báo cho tôi biết nhà chùa chừa các chỏm tóc này cho các chú tiểu có ý nghĩa gì?

Thông tin hàng ngày