Ý niệm về Thầy

GNO - Lạy Thầy, sáng nay trời Sài Gòn se lạnh, trái tim con bồi hồi những ý niệm về Thầy. Thầy có mặt trong con một cách rõ ràng chân chất, và con được tắm gội trong bao dung độ lượng của Thầy.

thaytro.jpg


Kính lễ thầy - Ảnh minh họa

1. Thầy là Thầy Quang Đạo ở chốn tổ Phước Viên, nơi mà con được diễm phước lân la những tháng ngày thơ bé, lửa phụng sự trong công trình giáo dục tuổi trẻ tự lan truyền sang con tự thuở nào. Những tháng ngày lận đận nơi xứ Huế, bóng dáng Thầy kiên trung giữa bệnh tật trong sự nghiệp Giáo dục Phật giáo khiến cho con không cho phép mình trở thành một kẻ vô dụng và gục ngã trước những khó khăn trong công việc hỗ trợ tôn đức hoằng pháp tuổi trẻ.

Những dấu ấn Thầy dỡ chùa về xây trường, đem tài sản chùa về trường, rồi đi tận những chốn xa xôi, để thỉnh mời những vị Tăng tài nhỏ hơn mình ra cùng Thầy làm giáo dục, bất cứ việc gì dẫu gian nan, Thầy đều chí tâm tận lực cho tới ngày thành tựu.

Thầy dặn: “Chưa đắc đạo, thì phải đắc lực”. Thầy ơi bao khó khăn gian nan của cuộc đời mỗi người còn đó, và sự hiện diện của Thầy trong cuộc đời chúng con chính là giọt cam lồ của Bồ-tát làm vơi bớt đi nỗi đau của chúng con.

2. Thầy là Thầy Minh Điền, ở Phước Viên từ thuở xa xưa, tri hành uyên thâm, là hình tượng chuẩn mực để chúng con nhận thức được như thế nào là bậc Trưởng tử Như Lai. Thầy chỉ cho chúng con nhận thức rõ ràng về một Đạo Phật nguyên chất, con đường đi thẳng vào nguồn tâm chặt đứt khổ đau, làm sáng tỏ Đức Phật trong chính mình, chỉ thẳng vào nhận thức về chân lý, nhận thức về nhị thừa.

Thầy là nguồn sáng đưa chúng con đi vào Tuệ giác, cho chúng con biết rằng, tu để giải thoát, và chỉ có con đường thiền định, mới nhập vào chân lý, “một tạ lý thuyết, không bằng một gram thực hành”; đồng thời chỉ rõ bổn phận của người Phật tử tại gia là hộ trì Phật pháp và sống đạo đức theo lời Phật dạy: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”.

3. Thầy là Thầy Quang Nhuận, ở Hiếu Quang xứ Huế thần đô, từ thuở ban sơ của sinh viên Phật tử Huế sinh hoạt tại Trung tâm VHPG Liễu Quán những năm 2013, Thầy độ trì và dạy dỗ chúng con, chưa từng một lần để chúng con thiếu thốn trong công tác phụng sự.

Chúng con nhớ có lần chúng con có người mất chiếc xe đạp đắt tiền khi phụng sự an cư tại tổ đình Từ Đàm, Thầy ân cần xuất hiện, “Để đó Thầy cho lại, các con đừng nghĩ mất là mất, coi như mình gửi ngân hàng, vài bữa có lãi”. Lời Thầy dạy tuy đơn sơ, giản dị nhưng sâu sắc vô cùng mà hết kiếp này, chưa chắc chúng con đã trọn vẹn về ý niệm mất - được. Có lần, chúng con làm trái ý Thầy, Thầy buồn nhưng không la mắng, Thầy im lặng như bài ca hùng tráng để chúng con tự vấn và tự giải, lâu sau chúng con bộc bạch, Thầy mới cười và giảng dạy cặn kẽ cho chúng con.

4. Thầy là Thầy Chơn Thiện, bài pháp không lời mà duyên lành đưa con đến bên kim quan Thầy những ngày cuối cùng kim thân của Thầy đặt tại phương trượng tổ đình Tường Vân là dấu ấn cho hành trang vào đời của chúng con. Bài kinh về tinh thần hoằng pháp của Ngài Phú Lâu Na trong Trung bộ Kinh là hình ảnh mạnh mẽ nhất về tinh thần phụng sự của một người Sứ giả Như Lai, gọt đẽo nên tâm hồn của người con trẻ về ý niệm phụng sự, và ý niệm về một Đạo Phật như thật.

Pháp của Phật là trăng, tri - hành của Thầy, Thầy Quang Đạo, Thầy Minh Điền, Thầy Quang Nhuận là ánh sáng của trăng.

5. Thầy là Thầy Nguyên Hiền, Thầy là hình ảnh của Thầy Quang Đạo, luôn lắng nghe tâm tư chúng con và đồng hành cùng chúng con, mang lại cho chúng con những cơ hội thực hành chu đáo, những bài pháp không lời, những hi sinh không mong cầu, như những nguồn năng lượng thắt chặt niềm tin của chúng con với con đường Giác Ngộ, “dầu phải trải qua ngàn gian khổ, con dốc lòng vì Đạo hi sinh”.

6. Thầy là Thầy Phước Như, Thầy dạy chúng con nhìn thẳng vào cuộc đời bằng con mắt chánh kiến, nuôi dưỡng tinh thần phụng sự bằng những nhìn nhận chân thật cuộc sống, bỏ mộng vào chân, một cách khẳng khái và mạnh mẽ trước những sự thật của cuộc đời, không tự ru ngủ mình bằng những ý niệm mơ mộng, ba hoa, “(ý mơ tưởng) bao la vũ trụ”.

7. Thầy là Thầy Đàm Tịnh, hiển hiện xả và buông, chăm sóc nguồn tâm của chính mình, từ bi là một động từ, như cách Thầy bình lặng trước sóng gió nhân gian.

Và Thầy là Bố, là Mẹ, là hai vị Thầy đầu tiên trong cuộc đời này của chúng con, ơn ấy, công ấy, làm sao chúng con dám quên đi.

Rồi một mai, đâu đầu trước bão táp, tư lương Thầy gửi gắm cho con, là hành trang cho con dũng cảm bước vào đời, vững vàng trước những khó khăn, bất như ý, trên con đường mình đã chọn…

Tuệ Phương

______________

* Bài viết cho mục Nhật ký cuộc sống, bạn đọc gửi về: bandocgiacngo@gmail.com.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trang nghiêm cung thỉnh di ảnh Đại lão Hòa thượng Thích Đạt Thanh an trí tại giới trường chùa Tỉnh Hội (Đồng Nai)

Đại Giới đàn Đạt Thanh: Cung thỉnh di ảnh Tổ sư về giới trường, giáo giới hành nghi các giới tử

GNO - Chiều 25-4, Ban Kiến đàn Đại giới đàn Đạt Thanh đã đến tổ đình Long Thiền cử hành lễ cung thỉnh di ảnh Đại lão Hòa thượng Đạt Thanh và giới bổn về chùa Tỉnh Hội - giới trường Tăng, đồng thời chư Ni trong Ban Kiến đàn cũng đã cung thỉnh di ảnh từ chùa Bửu Phong về chùa Phước Hội - giới trường Ni.
Sà lan chở nước ngọt từ Đồng Tháp về xã đảo Hưng Phong, H.Giồng Trôm, Bến Tre để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn

Vận chuyển nước ngọt bằng sà lan để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn H.Giồng Trôm, Bến Tre

GNO - Được sự tài trợ của đoàn thiện nguyện tại TP.HCM do anh Huỳnh Trung Nghĩa làm trưởng đoàn, Đại đức Thích Vạn Bình, trụ trì Phước Long cổ tự (H.Giồng Trôm, Bến Tre) đã phối hợp với UBND xã đảo Hưng Phong tổ chức trao nước ngọt và thùng nhựa cho bà con tại địa phương vào ngày 23-4 vừa qua.
Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.

Thông tin hàng ngày