Giác Ngộ: Tăng đoàn Làng Mai bay tới Indonesiai lúc 11 giờ ngày 27-9-2010. Một cuộc đón rước long trọng do các chùa thuộc Giáo hội Ekayana (Nhất thừa) ngay khi xe buýt vừa ngừng... Chư Hòa thượng muốn đón tiếp Sư ông theo truyền thống Phật giáo là phải có hương trầm và lọng che nhưng thầy Pháp Tử (người Indo) biết ý Sư ông không thích lễ lượt nên chỉ đơn giản thỉnh Sư ông và 80 Tăng Ni cùng thiền hành đi vào chùa. Hai bên có hàng chào Phật tử áo tràng trắng, tràng xanh, tràng đen, cùng khá đông sinh viên học sinh.
Khóa tu 5 ngày tại Trung tâm Kinasih Resort
Trung tâm Kinasih Resort ở Bogor cách Jakarta vài giờ xe hơi nằm ở thung lũng giữa những ngọn núi cao. Kinasih Resort tọa lạc trên một khu đất chừng vài chục mẫu tây có nhiều chúng cư với nhiều phòng, các con đường đều tráng nhựa, cây cối được chăm sóc kỹ lưỡng toàn những cổ thụ to lớn trông rất vĩ đại. Không như ở Singapore, chín trăm thiền sinh mỗi phòng hai người vẫn đủ chỗ nội trú qua đem suốt khóa tu nhiều ngày. Phòng ăn thì phải có sáu dining halls, pháp thoại trong thiền đường hai tầng.
Ngay ngày đầu Sư ông đã dạy thiết lập Tịnh độ bây giờ và ở đây, nhiều thiền sinh đã sáng rỡ vì xưa nay họ vẫn nghĩ Tịnh độ phải chờ hết cõi đời mới mong tới được. Sáng hôm sau đi thiền hành giữa rừng cây nhiệt đới. Cây ở đây được chăm sóc hết sức kỹ lưỡng. Rất đẹp, với những gốc đại già bao bọc đủ loại lan. Phong cảnh góp phần giúp thiền giả cảm nhận bài hát: Đây là Tịnh độ, Tịnh độ là đây… Buổi chiều có đến 29 nhóm pháp đàm được các thầy cô hướng dẫn chu đáo.
Con có khát khao làm cho mẹ con được hạnh phúc
Cuối khóa tu, hầu như 100% thiền sinh các nhóm pháp đàm đều xin nhận 5 Phép Tu Tập Chánh Niệm (5 Giới của người cư sĩ). Điều ngạc nhiên là nhóm các bạn trẻ đạo Hồi (Islam) đều thọ nhận Năm Phép Tu Tập Chánh Niệm này. Một cô gái 28 tuổi rất xinh đẹp nói: Ba mẹ con không biết con đi dự Khóa tu Chánh niệm này, ba mẹ con hoàn toàn không biết. Nhưng chuyến này về con sẽ ngoan hơn, sẽ làm cho ba mẹ vui và con sẽ nói là con học được với một ông thầy tu Phật giáo. Hầu như đa số những người trẻ Hồi giáo nam cũng như nữ đều không được phép của gia đình để tham dự khóa tu. Không chỉ người trẻ Hồi giáo trốn cha mẹ tu học đạo Phật mà các bậc phụ huynh khoảng tuổi từ 38 đến 42 tuổi cũng đã tham dự khóa tu với mục đích tìm phương kiến tạo hạnh phúc cho mình và gia đình mình ngay trong hiện tại, mà không cần phải chờ chết mới lên được Thiên đàng. Nhờ đọc được sách của Sư ông, họ mới biết đến ông thầy tu Phật giáo ấy đang có mặt trên đất nước Hồi giáo của họ để truyền dạy phương pháp sống Tỉnh thức của Đức Bụt Thích Ca. Nhiều chị nói: “Mẹ con là người rất sợ con bỏ đạo của ông bà tổ tiên”. Một cô khác nói: “Kể từ hôm nay con phát nguyện sống hạnh phúc ngay bây giờ và mãi về sau. Dù gặp khó khăn khổ đau mấy con cũng tập quay về những điều kiện tích cực còn lại để giữ niềm vui cho bền vững. Con đã đau khổ 32 năm rồi, ba mẹ con đều đau khổ, và nhất là cha con năm nay đã 85 tuổi mà vẫn còn khổ đau dằn vặt suốt ngày. Lúc nào cũng trách móc than thở trong khi có biết bao nhiêu điều kiện hạnh phúc quanh ông. Ba của con không bao giờ vừa ý bất cứ việc gì. Có hai vị, một nam 27 tuổi và một nữ xin được qua Làng Mai làm xuất sĩ thử 5 năm. Một cô Hồi giáo nói: Trong khóa tu này, con thấy một bà mẹ rạng rỡ tràn ngập hạnh phúc. Bà cười nói với con là vì bà có một đứa con trai là một ông thầy tu trong Tăng thân này. Con bỗng có một khát khao là làm cho mẹ con được hạnh phúc như vậy.
Giờ thì con đã biết thế nào là tình thương chân thật
Ngày thứ hai Sư ông dạy 8 bài tập trong Kinh An Ban Thủ Ý. Từng bước Sư ông đưa thiền sinh tiếp cận được thực tế rất rõ về phương pháp làm chủ cơn giận. Lấy hình ảnh một thân cây trong cơn bão tố, nếu giữ tâm trên ngọn cây - tức là đừng để cho cơn giận chiếm lĩnh lý trí trên đầu mình - thì cây sẽ có thể gãy - mình có thể hoảng hốt bực tức hay điên loạn. Phải trở về thân cây, tức là đưa tâm trở về với hơi thở nơi bụng. Sư ông cũng dạy thêm hai câu thần chú đầu như đã dạy ở Singapore. Ngày thứ ba, Sư ông dạy tiếp hai câu thần chú còn lại và về Tri Giác Sai Lầm. Ngày thứ tư Sư ông dạy về Tình Thương Chân Thật. Mọi người ai cũng mừng. Người nào cũng nói: Giờ thì con biết rồi, con phải tập quán chiếu xét lại xem trong tình thương của con với từng người trong gia đình xem con có TỪ có BI có HỶ có XẢ không. Maitri là TỪ thì phải thực tập bài học: Là hoa tươi mát là núi vững vàng, nước tĩnh lặng chiếu không gian thênh thang. BI thì phải thực tập lắng nghe sâu. HỶ thì chế tác những niềm vui khi bên nhau, tưới những đóa hoa chân thật của nhau. XẢ là không kỳ thị, là bao dung tất cả, chấp nhận tất cả vào trái tim bao dung của mình. Mà muốn chấp nhận người khó thương thì tập lắng nghe cái khó khăn khổ đau của người kia.
Ngày nào cũng vậy, buổi sáng là Pháp thoại của Sư ông, buổi chiều là thiền Lạy, hay thiền Buông thư do Ni sư Chơn Không hướng dẫn và tiếp theo là pháp đàm chia sẻ, thuyết trình về 5 Giới, kinh nghiệm, lợi lạc trong việc thực hành Năm Con Đường Tỉnh Thức của Bụt. Giới trẻ rất khao khát được quý thầy, cô trẻ của Làng như Pháp Dung, Đẳng Nghiêm, Tùng Nghiêm… hướng dẫn pháp đàm, có lẽ vì thế mà nhóm pháp đàm nào cũng đạt từ 90 đến 100% thiền sinh gốc Hồi giáo tiếp nhận và hành trì 5 Giới. Sáng thứ Năm là ngày Truyền Giới có khoảng hơn 700 người lạy xuống xin tiếp nhận và hành trì 5 Phép Thực Tập Chánh Niệm. Chiều chia tay “Không đến không đi” rất vui. Được biết, trong các cuộc lễ Truyền thụ 5 Giới, giới tử có gốc rễ tâm linh phi Phật giáo đều được khuyến khích duy trì gốc rễ tâm linh của họ. Do đó, họ chỉ cần tiếp nhận 5 Giới, còn được gọi là 5 Phép thực tập Chánh niệm, mà không phải qua lễ Quy y Tam bảo theo truyền thống cũ. Ngày nay 5 Giới Tân Tu do Hội đồng Giáo Thọ Làng Mai tu chính đã được thế giới chấp nhận như là một Chiều hướng Đạo đức Tâm linh Toàn cầu. Do đó, các tân giới tử có truyền thống tâm linh phi Phật giáo đều không thấy mặc cảm tội lỗi, phản bội gốc rễ tâm linh của họ. Ngược lại, thực hành 5 Giới Tân Tu sẽ giúp họ khám phá thêm nhiều cái hay, cái đẹp tiềm ẩn trong tôn giáo của họ. Truyền hình Indonesia và nhật báo Kompas Minggu lớn nhất nước đưa tin, viết tường thuật suốt thời gian Tăng đoàn Làng Mai hoằng pháp trên đất nước Hồi giáo lớn nhất thế giới này. Điều đạc biệt ở đây là ký giả của các đài, báo cũng là thiền sinh nội trú suốt khóa tu 5 ngày, họ tiếp nhận trọn vẹn giáo trình và thực tập khá vững chãi. Ngày 10-10-2010, họ viết nguyên một trang báo lớn về Sư ông và Tăng thân Làng Mai và chính tác giả bài báo đã khoe là người quen thân lớn của cô trong chính quyền theo đạo Islam đã điện thoại khen bài báo và thích thú nghe ông thầy tu Phật giáo thuyết giảng về đạo Hồi như thế... Cần Indonesia hóa đạo Bụt Được biết, thầy Pháp Tử là người Indonesia xuất gia theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Năm 2008, Thầy đã đứng ra tổ chức khóa tu cho Sư ông tại Indonesia. Sau khóa tu đó, được sự đồng ý của sư phụ, Thầy đã sang Pháp nhập chúng tu tập tại Làng Mai. Năm 2009, Thầy thỉnh được Sư phụ tới Làng Mai tham dự trọn vẹn khóa An Cư Kiết Đông. Cũng trong năm đó, thầy Pháp Tử được thọ giới Tỳ kheo với Sư ông Làng Mai và sư phụ của Thầy cũng xin lãnh thọ 14 Giới Tiếp Hiện. Sau 2 năm tu tập tại Làng, được sự tin cậy của Tăng thân, đầu năm 2010 thầy Pháp Tử đã cùng một số các thầy, các sư cô trở về Indonesia tổ chức khóa tu Chánh niệm đầu tiên trên quê hương của mình. Khóa tu đã thu hút được hơn 300 thiền sinh tới tu tập trong suốt một tuần. Khóa tu thành công tốt đẹp, thầy Pháp Tử rất vui, viết thư cho Sư ông bày tỏ lòng biết ơn và thưa rằng: nhờ những năm tháng được sống tại Làng Mai mà Thầy đã học hỏi được những phương pháp tổ chức, phương pháp hướng dẫn khóa tu và đặc biệt là Thầy thấy rõ được sức mạnh của Tăng thân, sức mạnh của tình anh chị em. Chuyến hoằng pháp hôm nay Thầy là người tổ chức chính cho Tăng đoàn tại Indonesia. Sư ông phát nguyện làm mới đạo Bụt Indonesia 3 giờ chiều, Sư ông quyết định leo núi thăm thánh tích Borobudur hùng vĩ. Hàng ngàn tượng Bụt nằm trên 10 tầng tượng trưng cho Mười Địa trong kinh Hoa Nghiêm. Tượng Bụt ở đây đầy đặn, thanh tú chứ không quá gầy hay quá tròn như một số tượng ở những nơi khác. Thật là vĩ đại. Khu tháp 10 tầng của Borobudur to cả trăm lần hơn tháp Bồ Đề Đạo Tràng của Ấn Độ. Trên tường hàng trăm hằng ngàn tượng bé các vị Bồ tát, trạm trổ những đóa sen hay hình tàu lá dừa. Sư Ông chỉ lên những biểu tượng đó và đọc mấy câu thơ: “… Bồ tát cầm đóa sen, Qua công trình vĩ đại này, mọi người trong đoàn cũng phần nào hình dung được sự hưng thịnh của đạo Bụt Indonesia cách đây mười thế kỷ. Chắc chắn rằng những vị Tổ hiền đức của Indonesia phải có nhiều tuệ giác và hạnh nguyện lớn mới xây dựng được công trình nghệ thuật có giá trị tâm linh lớn lao đến như vậy. Trước cảnh tượng hùng vĩ này, trong lòng mỗi người đều khởi lên niềm biết ơn sâu sắc và ai cũng mong muốn tiếp nối được sự nghiệp tâm linh mà chư liệt Tổ đã nhắn gửi cứ lớn dần trong lòng mỗi người. Trong giờ phút linh thiêng trên thánh tích Borobudur này chiều hôm ấy, buổi chiều ngày 7-10-2010, Sư ông Làng Mai - Thích Nhất Hạnh đã phát nguyện: nhất định sẽ làm mới đạo Phật Indonesia. 4 giờ 30 sáng ngày 8-10 là ngày Quán niệm cho 500 người trên núi Borobudur còn gọi là Peace Walk. Sư ông và Tăng thân hướng dẫn khoảng 500 thiền sinh thiền hành lên núi. Leo từng Địa một vừa đi vừa chiêm ngưỡng từng bức tượng Bụt, Bồ tát, họa tiết mỹ thuật vừa quán tưởng hơi thở và bước chân chánh niệm. Lên tới Địa thứ 10, mọi người được mời ngồi thiền. Tại đỉnh Borobudur này, sáng hôm ấy thầy Pháp Tử hô canh sáng bằng tiếng Indo rất hay. Tiếp theo là pháp thoại của Sư ông cho 500 thiền sinh. Chủ đề hôm nay là Phật, Pháp và Tăng. Sau đó là nghi thức Cổ Phật Khất Thực theo truyền thống khi Bụt còn tại thế. Phật tử cúng tượng trưng gạo và đậu xanh, đậu nành khô. Ngày 9-10, Sư ông cho pháp thoại công cộng tại Jakarta, Gedung MGK Kemayoran Jakarta với chủ đề "Peace is every step" có trên 3.000 người tham dự. Đây là thời khóa cuối cùng của Tăng đoàn ở Indonesia. Sư ông giảng về Thương yêu và sự có mặt cho nhau... Sư ông đưa đóa hoa hồng trắng lên và nói về tương tức giữa Nam tông và Đại thừa, giữa Phật giáo và Muslim... Bài giảng rất sâu, thấm đậm vào lòng từng thính chúng một, giúp mọi người nhận thức được sự thực tập của mình có sự liên hệ mật thiết với tất cả mọi người và thế giới xung quanh, sự bình an của tự thân góp phần vào việc xây dựng bình an cho thế giới, trong từng giây phút trong đời sống hàng ngày nếu chúng ta ý thức về hơi thở nuôi dưỡng và học cách chế tác bình an qua từng hơi thở nụ cười, khi chúng ta thật sự an bình trong nội tâm thì nhìn đâu chúng ta cũng có thể tự do. Ngày Chủ nhật 10-10, các thầy các sư cô chia nhau ra nhiều nhóm đi hướng dẫn một Ngày Quán Niệm. Tại Jakarta chia làm bốn nhóm: 1/ Người trẻ. 2/ Ban Giáo Dục, 3/ Doanh Thương và 4/ Công tác xã hội. Chỗ nào cũng rất đông người tham dự. Sư cô Giác Nghiêm (người Pháp) dạy rất hay về homeless people (những người không nhà ngủ ở các vỉa hè và người già bệnh Parkinson). Ba nhóm khác phải bay đi các đảo xa: Palembang, Medan... Ghi tên sẽ đến là 150 mà cuối cùng hơn 300 người lớn và 150 người trẻ. Sáng 11-10, từ rất sớm Phật tử Indonesia đã có mặt tại khu tạm trú làm lễ cúng dường tiễn đưa Sư ông và Tăng đoàn rời đất Indo tiếp tục chuyến hoằng pháp Mùa Thu 2010 sang đất nước Xiêm La. Biết được hôm ấy cũng là ngày tiếp nối (sinh nhựt) thứ 85 của Sư ông. Thay vì tặng 85 cái bánh tượng trưng Sư ông được 85 tuổi, Phật tử Indonesia đã làm tặng Sư ông 150 cái bánh tượng trưng cho lời cầu nguyện Sư ông sống đến 150 tuổi. Sau lễ tiễn đưa đầy cảm xúc, Sư ông và Tăng đoàn của Người đi thiền hành qua chùa Ekeyana đảnh lễ chư Bụt rồi ra xe tiếp tục cuộc hành trình hoằng pháp lợi sinh.
5 giờ sáng ngày 5-10, Tăng đoàn đi Yogakarta thăm chùa của sư phụ thầy Pháp Tử nằm tại một ngôi làng nhỏ trên núi, được xây dựng theo kiến trúc Trung Hoa, rất thanh lịch. Trao đổi với thầy trụ trì Ekayana, Sư ông gợi ý rằng: Phật tử Indonesia nên giảm dần việc tụng đọc kinh bằng tiếng Sanskirt và tiếng Hoa, và nên dịch kinh sang tiếng Indonesia để mọi người dân ở đây được tụng đọc và hiểu được lời kinh. Indonesia cần phải Indonesia hóa đạo Bụt. Thầy trụ trì đã rất hoan hỷ tiếp nhận đề nghị của Sư ông Làng Mai.
Sáng ngày 7-10, Sư ông, Sư thúc Chí Mãn và các vị trụ trì như thầy Pháp Dung, Pháp Khôi, các sư cô Định Nghiêm, Thoại Nghiêm và Ni sư Chân Không đi xem các bức tượng Bụt điêu khắc bằng những khối đá đen từ núi lửa vùng này. Sư ông cùng các vị trụ trì các Xóm đã nhờ thầy Pháp Tử đặt luôn 4 tượng Bụt to trong thế đứng cho các tu viện ở Hoa Kỳ và ba tượng cho các xóm ở Làng Mai. Tượng Bụt ở đây rất đẹp, lưng rất thẳng, thân tượng đẹp thanh tú.
Dáng nghiêng trời nghệ thuật
Trên cánh đồng sao mọc,
Nụ cười trăng mới lên.
Tàu lá dừa màu ngọc,
Vắt ngang lưng trời khuya
Tâm đi trong tĩnh mặc
Bắt gặp chân như về”