19 giờ tối nay, Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM sẽ tổ chức lễ tưởng niệm Đức Pháp chủ GHPGVN

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ban Điều hành Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM sẽ tổ chức lễ tụng kinh, thành kính tưởng niệm ân đức sâu dày của Đức Pháp chủ GHPGVN vào lúc 19 giờ tối nay, 23-10, tại Học viện, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Chân dung Đức Pháp chủ GHPGVN - Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ (1917-2021)

Chân dung Đức Pháp chủ GHPGVN - Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ (1917-2021)

Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng Thường trực Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, Ban Điều hành Học viện sẽ tổ chức lễ trì tụng kinh, tưởng niệm, thành kính tri ân Đức Pháp chủ GHPGVN – Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ.

Ban Điều hành Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM sẽ tổ chức lễ tưởng niệm Đức Pháp chủ GHPGVN vào lúc 19 giờ tối nay, 23-10 với hai hình thức: trực tiếp tại Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM dành cho Tăng Ni sinh đang nội trú tại Tăng xá và Ni xá Học viện (xã Lê Minh Xuận, huyện Bình Chánh, TP.HCM) và Tăng Ni, sinh viên ngoại trú sẽ tham gia trực tuyến trên Zoom với ID: 314 355 9864, mật khẩu (hvpgvn) đối với Tăng Ni, sinh viên Học viện ngoại trú (nên vào Zoom sớm lúc 18g30 để ổn định).

Dự kiến, lễ tưởng niệm sẽ có khoảng 2.500 Tăng Ni, Phật tử tham gia (cả trực tiếp và online).

Được biết, lễ truy điệu chính thức của Đức Pháp chủ GHPGVN lúc 9 giờ ngày mai, 24-10 sẽ được kênh An Viên truyền hình trực tuyến, Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM và Văn phòng Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN - thiền viện Quảng Đức, quận 3, TP.HCM là các điểm cầu truyền trực tuyến lễ truy niệm Đức Pháp chủ GHPGVN - Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày