300 người Dalit chuyển sang Phật giáo ở Gujarat

GNO - Hơn 200 người từ cộng đồng Dalit Gujarat đã chuyển sang Phật giáo trong 3 sự kiện riêng được tổ chức bởi các tổ chức Phật giáo tại Ahmedabad vào dịp Vijaya Dashmi, ban tổ chức cho biết hôm qua, 12-10.

90 người khác thuộc bang đã chuyển sang Phật giáo ở Nagpur, đưa tổng số người lên hơn 300.

31dalits2.jpg


Cộng đồng Dalit ở Gujarat đã chuyển sang Phật giáo

Theo ban tổ chức, mặc dù việc chuyển đổi được thực hiện hàng năm vào ngày Vijaya Dashami, nhưng năm nay con số này tăng cao sau sự cố trận đòn Una Dalit.

"Có đến 140 người Dalit chuyển sang Phật giáo tại một sự kiện do Hội Phật giáo Gujarat tổ chức ở Dani Limda trên địa bàn của Ahmedabad hôm thứ Ba (11-10) để đánh dấu ngày Vijaya Dashmi", Ramesh Banker, một thành viên của Học viện Phật giáo Gujarat, nơi tổ chức sự kiện ở Ahmedabad, cho biết.

65 người từ cộng đồng đã chuyển sang Phật giáo tại một sự kiện riêng được tổ chức tại Kalol ở quận Gandhinagar, trong khi hơn 11 người đã được chuyển đổi ở Wadhwan thuộc Surendranagar.

Một trong số họ cũng theo Phật giáo tại một sự kiện tổ chức tại Kalol. Tổng cộng có 65 người chuyển đổi tại sự kiện này, P G Jyotikar của Hội Phật giáo Ấn Độ, cho biết.

Ông nói người Dalit thích chuyển đổi sang đạo Phật vào ngày Vijaya Dashmi vì vào ngày này năm 1956, Babasaheb B R Ambedkar đã chuyển sang Phật giáo cùng với nhiều người Dalit khác tại một sự kiện ở Nagpur.

Những người chấp nhận tôn giáo mới cho biết họ chuyển sang Phật giáo bởi vì đó là một "tôn giáo nhân đạo hơn" so với Ấn Độ giáo.

"Phật giáo là một tôn giáo nhân bản mang đến sự bình đẳng giữa các Phật tử mà không có bất kỳ sự phân tầng đẳng cấp nào như chúng ta thấy trong Ấn Độ giáo, và do đó, chúng tôi chuyển sang Phật giáo. Bình đẳng mang đến nhiều cơ hội hơn cho một cá nhân phát triển", Arvindsinh Chauhan cho biết.

Văn Công Hưng (theo rediff)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày