4 câu chuyện thú vị bên tách trà

GN - 1. Con hổ và quả dâu

Trong kinh, Đức Phật có dẫn một câu chuyện ngụ ngôn như sau: Một người đi qua một cánh đồng và gặp một con hổ đói đang săn mồi. Anh ta bỏ chạy, con hổ đuổi theo. Đến một bờ vực sâu, cùng đường nhưng anh chàng lại may mắn gặp và nắm được một sợi dây leo và đu lửng lơ bên bờ vực. Bên trên con hổ đang cúi xuống đánh hơi. Run sợ cuống cuồng, anh nhìn xuống đáy vực sâu lại thấy một con hổ khác đang nhe răng nhìn lên chờ đợi...

Bỗng lại xuất hiện hai con chuột, một trắng một đen đang gặm nhấm sợi dây leo. Chợt anh thấy một quả dâu chín mọng bên cạnh. Một tay nắm chặt dây, tay kia nhặt quả dâu bỏ vào miệng. Chao ôi sao nó ngọt thế!

Zen.jpg

2. Tụng kinh

Một hôm có một người dân trong ngôi làng nọ có tang sự - vợ ông ta qua đời - nên đến ngôi chùa trong làng nhờ một vị Tăng đến tụng kinh cầu nguyện. Sau thời kinh, ông ta hỏi: “Thầy có tin rằng vợ tôi hưởng được phước đức của thời kinh không?”.

“Chẳng những chỉ vợ của gia chủ mà tất cả chúng sanh đều được hưởng cả”, vị Tăng trả lời.

“Nếu thầy bảo mọi chúng sanh đều được phước” - người nông dân bảo, “vậy thì họ sẽ giành hết phần phước đức, vì vợ tôi rất yếu đuối. Xin thầy chỉ tụng kinh cho vợ tôi thôi!”.

Vị Tăng giải thích rằng người Phật tử nào cũng muốn hồi hướng công đức cho tất cả chúng sanh.

“Đó là một giáo lý cao thượng”, người đàn ông vừa có vợ hiền qua đời kết luận, “nhưng xin thầy dành cho một ngoại lệ. Tôi có tên láng giềng thô bạo hay xử tệ với tôi. Xin thầy loại nó ra khỏi cái thành phần chúng sinh kia nhé!”.

3. Phật mũi đen

Một Sư cô sinh ra trong gia đình khá giả, do cha mẹ có điều kiện tài chính dồi dào, nên tạc một tượng Phật vàng. Đi đâu cô cũng mang tượng Phật theo lễ lạy và hễ có hoa tươi quả tốt cô đều bày lễ lên cúng.

Nhiều năm trôi qua, và vẫn mang theo tượng Phật, trong thời gian Sư cô được Bổn sư điều đến hành đạo  tại một ngôi chùa nhỏ ở vùng quê hẻo lánh, ở ngôi chùa đó có rất nhiều tượng Phật với bàn thờ riêng cho mỗi tượng.

Mỗi sớm lên công phu, thiền tọa, Sư cô muốn đốt trầm thơm cúng dường cho riêng tượng Phật vàng của mình. Không muốn khói hương bay lan sang các tượng khác, cô mới chế ra một cái phểu để nhờ đó hương trầm chỉ đến tượng Phật vàng của mình mà thôi.

Ngày qua ngày, với cách làm như thế, tượng Phật vàng của cô trở nên rất kỳ dị, phần mũi tượng Phật trở nên nám đen vì khói trầm, mất cả pháp tướng trang nghiêm.

4. Cửa Thiên đường

Một võ sĩ người Nhật tìm đến Thiền sư Hakuin, hỏi: “Thiên đường và địa ngục có thực chăng?”.

“Ông là ai?” - vị Thiền sư hỏi.

“Tôi là một hiệp sĩ đạo”, võ sĩ trả lời.

“Ồ, ông mà là hiệp sĩ à!”, Thiền sư Hakuin thảng thốt. “Ai mà lại thuê ông bảo vệ? Trông kìa, mặt ông trông giống một kẻ ăn mày!”.

Võ sĩ kia bắt đầu nổi giận toan rút kiếm, nhưng Thiền sư tiếp lời: “Thì ra ông cũng có kiếm! Vũ khí của ông nom có vẻ không được sắc bén, vậy làm sao mà cắt được đầu ta?”.

Trong khi anh chàng võ sĩ rút kiếm, Thiền sư Hakuin nhận xét: “Đây là cửa mở ra địa ngục!”.

Võ sĩ chợt nhận ra ý của vị sư, tra kiếm vào bao và cúi lạy.

“Đây là cửa mở vào thiên đàng”, Thiền sư nhỏ nhẹ.

H.Đ sưu tầm

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

GNO - Thầy và trò hay sư phụ và đệ tử là những người có nhân duyên quyến thuộc đạo pháp nhiều đời. Mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Chu toàn phận sự của mình thì Phật pháp mới xương minh, tứ chúng thập phương an ổn.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1246 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Con đường đến Sơ quả

GNO - Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời. Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy muốn thành tựu Sơ quả thì trước tiên cần thành tựu giới, kế đến chứng đắc định (bốn bậc thiền), sau đó phát huy tuệ đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi.

Thông tin hàng ngày