5 thời, 8 giáo

5 thời, 8 giáo
Hỏi: Tôi đọc cuốn Vấn đề cơ bản của triết học Phật giáo, tác giả Minh Đức - Thanh Lương có viết: "Mỗi câu A Di Đà Phật là tâm yếu của chư Phật, dọc thì quán suốt 5 thời, ngang lại thâu gồm 8 giáo". Xin hỏi: 5 thời bao gồm những thời nào? 8 giáo bao gồm những giáo nào? (Ngô Văn Minh; vanminhlagibt@yahoo.com.vn)

Đáp: Bạn Ngô Văn Minh thân mến!

5 thời, 8 giáo chính là sự phán giáo của Thiên Thai Trí Giả đại sư (người sáng lập tông Thiên Thai, một tông phái Phật giáo lớn ở Trung Quốc).

Theo Trí Giả đại sư, trong gần 50 năm (30 tuổi thành đạo, 80 tuổi nhập diệt) thuyết pháp độ sanh của Đức Phật Thích Ca được chia thành 5 thời (ngũ thời) theo trình tự như sau:

1. Thời Hoa Nghiêm, 21 ngày đầu tiên sau khi Phật thành đạo.

2. Thời A-hàm, 12 năm tiếp theo.

3. Thời Phương Đẳng, 8 năm kế tiếp.

4. Thời Bát-nhã, 22 năm kế tiếp.

5. Thời Pháp Hoa và Niết Bàn, 8 năm cuối cùng.

8 giáo (Bát giáo), theo Thiên Thai tông, gồm thâu toàn bộ giáo pháp của Đức Phật, chia thành Tứ giáo (4 nội dung giáo pháp - Tạng, Thông, Biệt, Viên) và Tứ nghi (4 phương pháp giáo hóa - Tiệm, Đốn, Mật, Bất định) như sau:

1-Tạng giáo: Giáo pháp Tiểu thừa, dành cho hàng Thanh văn, Duyên giác.

2-Thông giáo: Giáo pháp tổng quát, thông cả Tiểu thừa lẫn Đại thừa, dành cho hàng Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát (cấp thấp).

3-Biệt giáo: Giáo pháp quyền Đại thừa, đặc biệt dành cho hàng Bồ tát.

4-Viên giáo: Giáo pháp thuần túy Đại thừa.

5-Tiệm giáo: Phương pháp giáo hóa để giác ngộ lần lần.

6-Đốn giáo: Phương pháp giáo hóa đốn ngộ thành Phật.

7-Mật giáo: Phương pháp giáo hóa cho những đối tượng đặc thù (không phải ai nghe cũng hiểu được)

8-Bất định giáo: Phương pháp giáo hóa không nhất định, cùng một giáo lý, cùng một pháp hội nhưng mỗi người một cách hiểu khác nhau.

Chúc các bạn tinh tấn!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày