50 vị Tăng Ni Ban Trị sự Phật giáo TP.HCM tiêm mũi 1 vắc-xin phòng Covid-19

Chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM khai báo y tế trước khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19 - Ảnh: M.Thuận
Chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM khai báo y tế trước khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19 - Ảnh: M.Thuận
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng nay, 24-6, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM đã đến Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) tiêm mũi đầu tiên vắc-xin phòng Covid-19 theo quy định.
Thượng tọa Thích Minh Quang, Trưởng ban Trị sự Phật giáo quận 1 tiêm mũi 1 vắc-xin Covid-19 tại Bệnh viện Thống Nhất - Ảnh: M.Thuận

Thượng tọa Thích Minh Quang, Trưởng ban Trị sự Phật giáo quận 1 tiêm mũi 1 vắc-xin Covid-19 tại Bệnh viện Thống Nhất - Ảnh: M.Thuận

Trước khi tiêm vắc-xin, chư tôn đức Tăng Ni Ban Trị sự TP.HCM được khám sàng lọc, thực hiện các quy định trong tiêm vắc-xin.

Đợt 2 danh sách 64 vị chư tôn đức Tăng Ni thuộc Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM được Thành ủy TP.HCM phân bố trong khối chức sắc tôn giáo chủ chốt của Thành phố.

Sư cô Thích nữ Thánh Tâm, Ủy viên dự khuyết Ban Trị sự Phật giáo TP.HCM - Ảnh: M.Thuận

Sư cô Thích nữ Thánh Tâm, Ủy viên dự khuyết Ban Trị sự Phật giáo TP.HCM - Ảnh: M.Thuận

Theo Đại đức Thích Trung Nguyện, Ủy viên dự khuyết Hội đồng Trị sự, Phó Thư ký Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM cho biết danh sách ưu tiên cho chư tôn đức trong Ban Trị sự đợt này chỉ có 50 vị tiêm vắc-xin, do các vị còn lại đã được tiêm vắc-xin trong đợt đầu.

Vắc-xin Astra Zeneca do Nhật Bản tặng Việt Nam ngày 17-6

Vắc-xin Astra Zeneca do Nhật Bản tặng Việt Nam ngày 17-6

Chư Tăng Ni Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM tiêm vắc-xin đợt này là loại vắc-xin Astra Zeneca do Nhật Bản tặng cho Việt Nam ngày 17-6 vừa qua.

Chư tôn đức chờ theo dõi sau khi tiêm vắc-xin - Ảnh: M.Thuận

Chư tôn đức chờ theo dõi sau khi tiêm vắc-xin - Ảnh: M.Thuận

Trước đó, 22-6, nhóm 5 người đầu tiên thuộc Báo Giác Ngộ đã được tiêm vắc-xin Covid-19 mũi thứ nhất theo phân bố cho các cơ quan báo chí thuộc TP.HCM.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Vía và ngày vía

GNO - Hiện nay, chữ vía được dùng khá nhiều trong đời sống với những ngữ cảnh khác nhau như trộm vía, xin vía. Đạo Phật có ngày vía Phật, Bồ-tát; trong tín ngưỡng dân gian cũng có vía Thánh, Thần (vía Thần Tài chẳng hạn). Tôi muốn biết vía có nghĩa căn bản là gì? Giáo lý đạo Phật có đề cập đến vía không?
Ảnh minh họa

Một khúc sông quê

GNO - Chiếc cầu thứ hai bắc qua sông Ô Lâu nối làng Đại Lộc quê tôi với cánh đồng bên kia sông đang hoàn thiện trong những ngày cuối năm 2024. Không lâu nữa, một tuyến đường mới nối từ Quốc lộ 1A qua Khu công nghiệp Phong Điền, Phong Chương với làng Đại Lộc quê tôi và ra tới làng biển Mỹ Hòa sẽ thông tuyến.

Thông tin hàng ngày