8 thói quen văn phòng có hại cần tránh

GNO - Nhiều giờ làm việc mỗi ngày trong văn phòng, công sở về lâu về dài sẽ hình thành những thói quen không tốt cho sức khỏe mà đôi khi chúng ta không nhận ra. Nhưng thật ra, không bao giờ là quá muộn để thay đổi một thói quen, nhất là để chuyển đổi từ hành vi tiêu cực sang tích cực khi ta có nhận thức đúng đắn về chúng.

Dưới đây là một số hành vi, thói quen hằng ngày nơi công sở thật sự không tốt cho sức khỏe, như sau:

1 - Bỏ bữa sáng

Các chuyên gia khuyên không nên bỏ qua bữa ăn sáng vì ăn sáng giúp khởi động việc trao đổi chất cho cơ thể và tăng cường năng lượng cho các hoạt động, làm việc sau đó.

2 - Đụng chạm lên vùng mặt bằng tay

Khi làm việc, nên tránh việc xúc chạm của tay lên vùng da mặt vì điều kiện vệ sinh của tay lúc đang làm việc không được đảm bảo và có thể lan truyền vi khuẩn đi khắp nơi trên mặt, gây viêm nhiễm cho da mặt.

dan van phong.jpg


Ảnh minh họa

3 - Ăn trưa trong sự không thoải mái

Não bộ cần được thư giãn và nghỉ ngơi. Nếu không hiệu suất công việc và mức năng lượng cơ thể không được đảm bảo. Do vậy, khi ăn thì không nên nghĩ ngợi những vấn đề, khó khăn có liên quan đến công việc.

Các nghiên cứu đã chứng minh đa tác vụ là điều không cần thiết và hiệu quả không cao khi mà mọi việc đều “bị” thúc đẩy để hoàn thành.

4 - Rũ rượi trên ghế làm việc

Tư thế không đúng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi ngồi rũ rượi, thườn dài trên ghế làm việc sẽ ảnh hưởng lớn đến trạng thái tinh thần làm việc.

Hậu quả dễ thấy nhất khi không ngồi làm việc không ngay thẳng là phần thân trên sẽ bị áp lực xấu, gây ra chức đau cổ và đau vai.

5 - Chạm tay vào mắt

Chạm tay vào mắt để gãi hay dụi mắt đều nguy hiểm vì gây khuếch tán vi khuẩn từ tay lên vùng mắt, làm cho mắt lão hóa nhanh hơn (mắt trông già cỗi và thiếu sức sống) hoặc có thể làm trầy xước vùng da dưới mi mắt.

6 - Ngồi cả ngày trên ghế làm việc

Các chuyên gia ví von rằng, ngồi dí vào ghế làm việc là một dạng “hút thuốc lá” mới bởi nhiều tác động xấu cho sức khỏe. Ngồi lâu làm tăng nguy cơ tiểu đường và gây tổn thương cho cột sống. Hãy siêng di chuyển khi có cơ hội.

7 - Mang điện thoại vào phòng tắm

Một nửa số người dùng điện thoại thông minh ở vào độ tuổi từ 18-29 thừa nhận rằng họ có thói quen mang điện thoại vào nhà tắm, theo kết quả khảo sát của Tờ Huffington Post năm 2013. Cho dù vì lý do gì đi nữa thì điện thoại có thể mang nhiều vi khuẩn hơn cả bồn rửa mặt. Vì vậy, đừng mang điện thoại vào phòng tắm để tránh mang vi khuẩn vào cơ thể và đến bàn làm việc.

8 - Bắt chéo chân

Bắt chéo chân có thể giúp tránh sự va chạm do thiếu diện tích nơi làm việc nhưng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến vùng lưng, vùng cổ và thậm chí làm tăng huyết áp - theo Yahoo Health. Tư thế lý tưởng nhất cho sức khỏe là đặt bàn chân bằng phẳng với nền nhà, mắt cá chân tạo thành góc 90 độ. Duy trì tư thế này càng thường xuyên càng tốt.

Huệ Trần
(Theo Huffington Post)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày