A tu la

A tu la
HỎI: Tôi hay nghe nói về lục đạo gồm “Trời, Người, A-tu-la, Địa ngục, Ngạ quỷ và Súc sanh” nhưng tôi chưa rõ về A-tu-la. Mong quý Báo giải thích cặn kẽ để tôi hiểu biết thêm về cõi này. (PHẠM THỊ NGỌC PHƯƠNG, timon.tigon@yahoo.com)

ĐÁP: Bạn Ngọc Phương thân mến!

Theo Từ điển Phật học Huệ Quang (tr.56), A-tu-la (Phạn ngữ Asura), Hán ngữ phiên âm A tác la, A tô la, A tố la, A tố lạc, A tu luân; Hán ngữ dịch nghĩa Phi thiên, Phi đồng loại, Bất đoan chính, là một loại thần (1 trong 8 bộ chúng) hiếu chiến, bị xem là ác thần và thường tranh đấu với trời Đế Thích.

Theo phẩm A-tu-luân trong kinh Tăng Nhất A-hàm 3, thân hình của A-tu-la cao 84.000 do tuần, miệng rộng mỗi bề 1.000 do tuần. Hình tượng của A-tu-la có nhiều thuyết khác nhau. Có thuyết cho rằng A-tu-la có 9 đầu, 1.000 mắt, 990 tay, 6 chân, miệng phun lửa, thân to gấp 4 lần núi Tu-di. Thuyết khác nói A-tu-la có 1.000 đầu, 2.000 tay hoặc 10.000 đầu, 20.000 tay hoặc 3 đầu, 6 tay. Có chỗ cho rằng A-tu-la có 3 mặt màu xanh đen, giận dữ, lõa hình và có 6 cánh tay (hình tượng này được tôn thờ khá phổ biến trong các chùa viện - ảnh).

Theo kinh Lăng Nghiêm, A-tu-la có 4 chủng loại: Noãn sanh, thai sanh, thấp sanh và hóa sanh. 1. Loài A-tu-la sanh ra từ trứng (noãn sanh), thuộc về quỷ thần, nhờ phước giữ gìn Chánh pháp nên có thần thông, ăn ở trong hư không. 2. Loài A-tu-la sanh ra từ bào thai (thai sanh), thuộc về loài người, vốn ở cõi trời nhưng do kém đức nên bị đọa. Các A-tu-la này cư trú gần mặt trời, mặt trăng. 3. Loài A-tu-la sanh ra từ nơi ẩm ướt (thấp sanh), thuộc về súc sanh. Loại A-tu-la này sống trong biển cả, thường dạo chơi trong hư không, tối về ngủ dưới nước. 4. Loài A-tu-la do biến hóa sanh ra (hóa sanh), thuộc về loài trời. Đây là loài A-tu-la giữ gìn thế giới, có thế lực mạnh mẽ, không sợ sệt, có khả năng tranh đấu với trời Phạm vương, Đế Thích và Tứ thiên vương.

Theo Đại Thừa Kim Cang kinh luận, A-tu-la có 3 bậc: Bậc trên là A-tu-la vương, bậc giữa là A-tu-la dân, bậc dưới là A-tu-la nữ. Loài A-tu-la thường giận dữ, rất hiếu chiến, ham tranh đấu nên chịu những lao khổ mãi mãi. Ngược lại với vẻ hung tợn và uy dũng của A-tu-la nam, các A-tu-la nữ cực kỳ xinh đẹp. Những trận đánh khốc liệt giữa A-tu-la nam với Thiên nam để tranh giành mỹ nữ xảy ra thường xuyên.

Về nghiệp nhân của loài A-tu-la, các kinh thường nêu ra 3 loại nhân chủ yếu khiến cho chúng sanh tái sanh vào loài A-tu-la là sân, mạn và nghi. Kinh Phật Vị Thủ Ca Trưởng Giả Thuyết Nghiệp Báo Sai Biệt liệt kê cụ thể 10 thứ nhân làm cho chúng sanh tái sanh trong loài A-tu-la. Đó là: 1. Thân làm việc ác nhỏ, 2. Miệng nói lời ác nhỏ, 3. Ý nghĩ điều ác nhỏ, 4. Khởi tâm kiêu mạn, 5. Khởi tâm ngã mạn, 6. Khởi tâm tăng thượng mạn, 7. Khởi tâm đại mạn, 8. Khởi tâm tà mạn, 9. Khởi tâm mạn mạn, 10. Lui sụt các căn lành.

Như vậy, về đại thể, A-tu-la là loài thần có phước báo hơn loài người và kém hơn phước báo của chư Thiên. Phi thiên có nghĩa là A-tu-la có một số phước báo gần bằng những chúng sanh trong cõi trời nhưng không hoàn thiện như loài trời. Bất đoan chính là không ngay thẳng, có nhiều tật xấu, tâm địa bất chính. Những nghiệp nhân căn bản để tái sanh vào loài A-tu-la đó là thường giận dữ, nóng nảy, ưa gây gổ, hung hãn và hiếu chiến; cống cao ngã mạn, tự cao tự đại, khinh khi coi rẻ người khác, không xem ai ra gì; luôn nghi ngờ xét nét mọi người, mọi việc, không có lòng tin.

Những người có chút phước báo mà không khắc phục được nóng giận và tự cao rất dễ tái sanh vào A-tu-la. Tuy A-tu-la không phải là tam đồ ác đạo thọ khổ triền miên như những chúng sanh trong địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh nhưng vẫn chịu nhiều phiền não tranh chấp, ít có điều kiện thắng duyên tu hành. Ngoại trừ loài A-tu-la (noãn sanh) biết hộ trì Chánh pháp, ủng hộ người tu còn các A-tu-la khác chỉ lo mải miết đánh nhau, gây chiến tạo binh đao khói lửa triền miên nên rất thống khổ.

Do vậy, trong quá trình sống, tu học cần chuyển hóa nóng giận, ngã mạn và nghi ngờ đồng thời nên nguyện sanh Tịnh độ, một cảnh giới đầy đủ thắng duyên và nhất là không bị thối đọa trở lại trong lục đạo sanh tử luân hồi.

Chúc bạn tinh tấn!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1297 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Bàn về tha lực

GNO - Đức Phật dạy: “Hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác”1. Ngài cũng nhấn mạnh rằng con người là chủ nhân của nghiệp, là thai tạng của nghiệp. Nếu một người tạo những nghiệp xấu ác sẽ sinh về cảnh giới khổ não, ngược lại, nếu hành nghiệp lành sẽ sinh vào cõi an vui.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Quang trao học bổng đến nghiên cứu sinh Thích Nguyên Hạnh

Nghiên cứu sinh tiến sĩ và học viên thạc sĩ Học viện Phật giáo VN tại Huế nhận học bổng Đức Nhuận

GNO - Sáng 24-4, tại Học viện Phật giáo VN tại Huế (P.An Tây, Q.Thuận Hóa, TP.Huế); Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Quang, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh đã trao học bổng Đức Nhuận do Hội đồng Chứng minh chủ trương đến các Tăng Ni đang theo học chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ và thạc sĩ Phật học.
Toàn cảnh buổi làm việc - Ảnh: Việt Dũng/TNO

TP.HCM tập trung mọi nguồn lực tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất

Ngày 24-4, ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, Trưởng ban chỉ đạo kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất (30-4-1975 – 30-4-2025) chủ trì phiên họp, nghe báo cáo tiến độ và tổng rà soát các công việc chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành nhân kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất.
Người bệnh và thân nhân tại Bệnh viện Bà Rịa trong ngày khai trương bếp ăn miễn phí

BR-VT: Tái hoạt động bếp ăn tình thương tại Bệnh viện Bà Rịa

GNO - Sáng 24-4, bếp ăn tình thương tại Bệnh viện Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chính thức tái hoạt động sau thời gian tạm ngừng để sửa chữa và kiện toàn nhân sự. Hoạt động này nhằm cung cấp sự hỗ trợ thiết thực cho bệnh nhân và gia đình họ trong thời gian điều trị tại bệnh viện.

Thông tin hàng ngày