Ai nhận dạng cậu bé Hoa Kỳ 11 tuổi là hiện thân của đại sư Phật giáo?

Darjeeling, India Hoàn toàn không có chuyện cậu bé 11 tuổi “ tự tuyên bố” hoặc “tự nhận” hoặc “nghĩ mình là hiện thân của đại sư Phật giáo”như tin đồn nhảm trên internet dạo gần đây. Mà chỉ có chuyện đức Pháp vương Gyalwang Drukpa đời thứ 12, trưởng tông phái Drukpa Kagyu công nhận cậu bé Hoa Kỳ Jigme Wangchuk là hóa thân của đức Gyalwang Drukpa, người sáng lập một trong bốn tông phái chính của Phật giáo Tây Tạng.

  Chữ viết trông còn hơi run tay và có vài chỗ sửa lỗi chính tả. Người ta đang kỳ vọng vào tương lai của cậu bé 11 tuổi. Nhưng tư duy đã bộc lộ cho thấy sự nhiệt thành khác thường giữa những lời thừa nhận giống như trẻ con: “Cháu nhớ những ngày đi học vui vẻ, nhớ bạn bè, nhớ nhà, nhớ ông bà, nhớ chú dì,” cậu bé Jigme Wangchuk tâm sự.

h0.jpg
 

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII (trái)

 đã nhận dạng Jigme Wangchuk (phải) là hóa thân của đức Galwa Lorepa

.   h1.jpg

 

Jigme Wangchuk trong ngày lễ tấn phong như là hiện thân của đức Galwa Lorepa

 

Jigme là học sinh ở Boston, đã được nhận dạng – và được tấn phong trong tuần qua – như là hiện thân của đức Gyalwa Lorepa, lãnh đạo tinh thần cao cấp của tông phái Drukpa Kagyu thuộc Phật giáo Mật thừa. Cậu bé đã xoay chuyển mọi thứ một cách dễ dàng, làm kinh ngạc (mọi người).

 

Jigme Wangchuk sinh ngày 10 tháng 4 năm 1998 tại Hoa Kỳ, cha là Chosang Wangchuk và mẹ là Dichen. Cha mẹ Jigme di cư đến Boston từ Ấn Độ. Jigme học tại Trường St Peter. Cậu bé là một ‘fan’ cuồng nhiệt của đội bóng rổ Boston Celtics, thích hip-hop, nhạc rock, chơi game trên internet và ăn bánh mì kẹp nhân của hãng McDonald.

 

Hiện nay, tại tu viện Druk Sangag Choeling ở Dali, cách thị trấn Dareeling 4 km, Jigme thức dậy lúc 5 giờ sáng. Trước tiên, cậu bé cầu nguyện cho bà của cậu khỏe mạnh. Sau đó, cậu bé tập đọc và học thuộc lòng nghi lễ Phật giáo Tây Tạng. Thời gian còn trong ngày, cậu bé học triết học Phật giáo. Trong lúc nghỉ học, Jigme thư giãn bằng các trò chơi hoặc chơi với cậu bé hóa thân khác là Chokyi Gyatso đến từ Ladakh. Một ngày của Jigme kết thúc vào lúc 20h30 tối.

h2.jpg

Các lạt-ma cúng dường mandala lên hóa thân của đức Galwa Lorepa

h4.jpg

Hóa thân của đức Galwa Lorepa ban phúc cho các lạt-ma

h5.jpg

Cha mẹ và cô em gái của hóa thân của đức Galwa Lorepa

 

Vào ngày nghỉ Chủ Nhật, Lorepa được phép gặp cha mẹ hoặc nói chuyện với bạn học ở Boston trên internet. Những ngày khác, Lorepa được phép gọi điện cho cha mẹ chỉ một lần. Sự thay đổi như thế có thể làm nản lòng bất cứ ai. Nhưng, Lorepa không như bất cứ ai - cậu bé là lãnh đạo tinh thần của hàng ngàn người, một đứa trẻ mà trước đây và hiện nay cha mẹ cũng phải chắp tay chào.

 

Jigme nói với hãng tin Hindustan Times rằng: “Mọi người nghĩ đó là sự thay đổi rất lớn nên cháu cảm thấy rất buồn và cô độc. Nhưng cháu chẳng cảm thấy cô đơn. Thực tế, cháu rất bận và có nhiều thứ để học.” Dường như, Jigme sinh ra với tư chất trầm tĩnh. Chú của Jigme là lạt-ma Karma Rinpoche cho biết: “Cậu chẳng hề tranh cãi và ít nói, nhưng mọi người đều thương yêu cậu. Jigme có cái gì đó như là từ tính để thu hút về phía cậu.”

 

Mark E. Smith là thầy dạy lớp 5 của Jigme nhớ lại rằng: Jigme là một “cậu bé tuyệt vời, rất có khiếu hài hước và luôn quan tâm đến bạn bè trong lớp.” Đề cập đến mặt sáng tạo của học trò mình, thầy Smith nói: “Jigme thích thể loại phim hoạt hình Nhật Bản và có trí tưởng tượng cực kỳ phong phú vượt ra ngoài những bài tập viết của cậu.”

 

Mẹ của Jigme là Dichen ghi nhận về chiếc bóng khác trong nhân cách của con trai khi bà kể rằng, ban đầu con trai tôi ham muốn làm người trông sở thú hoặc nhà khảo cổ học. “Jigme luôn có một sự ham thích đối với loài vật, đồ cổ và những gì mang tính lịch sử,” bà Dichen nói.

 

Jigme cũng có tầm nhìn khác thường và luôn nói về việc nhìn thấy rồng, biểu tượng tốt đẹp của Phật giáo. “Cách đây hai năm, trong chuyến chiêm bái tu viện Kagyu Nalanda ở Mysore, Jigme đột nhiên ngừng chơi và bắt đầu kể về kiếp trước như thể bị thôi miên (trance).” bà Dichen nhớ lại. Jigme nói về cuộc sống ở một tu viện nào đó ở Hy Mã Lạp Sơn, bao quanh bởi những tảng đá khổng lồ và một con rồng dài 32 feet.

 

2 giờ sau khi xảy ra sự kiện, đức Pháp vương Gyalwang Drukpa đời thứ 12, trưởng tông phái Drukpa Kagyu tuyên bố rằng, tất cả các phương pháp quy định đã được sử dụng, ông nhận dạng Jigme là hiện thân của đại sư Gyalwang Drukpa, viên tịch lần đầu cách đây 759 năm.

 

Ông bà Wangchuks đã bán nhà hàng Tây Tạng của họ ở Boston , và chuyển đến Darjeering cùng cô em gái của Jigme là Tashi Norzom. Đó là việc không dễ dàng chút nào. “Tôi đã khóc suốt 5 tháng qua, nhưng đành phải chấp nhận với hiện tại thôi,” bà Dichen thừa nhận. Và con trai bà Dichen đã có sự chuyển biến tốt hơn nhiều. “Tôi hỏi con trai tôi có muốn quay về lại Boston hay không. Cháu nói cháu có nhiều trách nhiệm đối với nhiều người đang có nhiều hy vọng vào cháu. Điều này làm cho con trai rất mạnh mẽ,” bà Dichen kể.

 

Jigme sẽ cần sức mạnh đó. Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa nói rằng: “Tôi rất cẩn trọng và bảo thủ trong việc công nhận các vị hóa thân, vì tất cả họ đều có trách nhiệm rất nặng nề biến cõi trầm luân thành thế giới tốt hơn cho tất cả chúng sinh.” Ngài Lorapa sẽ tiếp nhận nền giáo dục của tu viện ở Darjeering từ 6 đến 7 năm tới, sau đó ngài sẽ chuyển đến Bhutan để nghiên cứu cao hơn.

 

Nhưng hiện nay, Jigme đang chờ chuyến đi đến Ladakh. Cậu bé 11 tuổi nói: “Đức Pháp vương nói ngài sẽ dẫn cháu và bố mẹ cháu đến Ladakh và tháng 2/2010… Cháu nghe nói ở đó rất lạnh, âm 40 độ, cho nên cháu nghĩ quần áo mùa đông mang từ Boston của cháu sẽ giúp cháu.” Quá khứ trước mắt của Jigme vẫn còn sống động như ai đó hàng trăm tuổi của cậu.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày