Ấn Độ: "Cá vàng" trong ao Đại tháp Giác Ngộ chết khiến Phật tử lo lắng

Giác Ngộ – Tín đồ Phật giáo ở thị trấn Bodhgaya, bang Bihar lo lắng rằng mọi việc có thể trở nên tồi tệ hơn sau cái chết của một con ‘cá vàng’ thiêng liêng trong ao của Đại tháp Giác Ngộ (Mahabodhi Temple) vì nhiệt độ quá rét vào hôm Chủ nhật.

Đối với các Phật tử, cá chép vàng tượng trưng cho sự may mắn và cái chết của chúng làm các nhà sư hay để ý đến điềm báo trước tương lai lo lắng.

wwwgn.jpg

Theo ‘Quan điểm về vấn đề Phật giáo - View on Buddhism’, cá chép vàng tượng trưng cho ‘những chúng sinh hành trì Phật pháp không có sợ hãi lặn ngụp trong biển khổ và có thể tự do chọn lựa nơi tái sinh giống như cá bơi trong nước.’

Priyapal, một trong số các nhà sư muốn Ban quản trị Đại tháp Giác Ngộ áp dụng các biện pháp bảo tồn loài cá này giống như họ đã làm với cây Bồ-đề thiêng liêng – nơi Đức Phật đắc quả vị giác ngộ.

Sư Priyapal nói: “Tương tự như cách mà cây Bồ-đề đã được các nhà khoa học và các chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Rừng ở Dehradun chăm sóc, Ban quản trị Đại tháp Giác Ngộ nên triển khai các chuyên gia bảo tồn cá vàng và ngăn ngừa sự ô nhiễm nước.”

“Thời tiết ở đây quá lạnh. Nhiều cá chết vì nguyên nhân này,” Trishi, du khách đến từ bang Arunachal Pradesh khẳng định.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

GNO - Thầy và trò hay sư phụ và đệ tử là những người có nhân duyên quyến thuộc đạo pháp nhiều đời. Mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Chu toàn phận sự của mình thì Phật pháp mới xương minh, tứ chúng thập phương an ổn.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1246 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Con đường đến Sơ quả

GNO - Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời. Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy muốn thành tựu Sơ quả thì trước tiên cần thành tựu giới, kế đến chứng đắc định (bốn bậc thiền), sau đó phát huy tuệ đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi.

Thông tin hàng ngày