Ấn Độ: Kỷ niệm sự kiện Đức Phật chuyển Pháp luân

GN - Ngày 4-7 vừa qua, Liên minh Phật giáo Thế giới (International Buddhist Confederation - IBC) phối hợp với Bộ Văn hóa Ấn Độ tổ chức kỷ niệm sự kiện Đức Phật chuyển Pháp luân, thuyết giảng bài pháp đầu tiên sau khi Ngài chứng ngộ chân lý giải thoát.

Buổi lễ có sự tham dự của Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind, các nhà lãnh đạo Phật giáo và chính trị gia tại Dinh Tổng thống Rashtrapati Bhavan (New Delhi). Đây là sự kiện tiếp nối “Tuần lễ Cầu nguyện Toàn cầu” và Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc trực tuyến từ ngày 7 đến 16-5 do IBC điều phối.

knptd.png

Lễ kỷ niệm Dharma Chakra Diwas diễn ra tại Dinh Rashtrapati Bhavan (New Delhi) vào ngày 4-7 - Ảnh: PTI

Phát biểu trong buổi lễ, Tổng thống Kovind khẳng định, cuộc đời và giáo pháp của Đức Phật vẫn luôn liên hệ mật thiết với cuộc sống đương đại của nhân loại. “Chúng ta đều biết rằng, ngay khi khống chế được virus SARS-CoV-2, con người sẽ phải tiếp tục đối diện với những thách thức nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đang diễn biến trên khắp địa cầu.

Hiện nay, trong bối cảnh đại dịch đe dọa sinh mạng con người và nền kinh tế toàn cầu, thông điệp của Đức Phật hiện hữu như ánh sáng dẫn đường. Ngài khuyên chúng ta tránh xa các thứ độc như lòng tham, sự sân giận, bạo lực, đố kỵ và các tật đố khác để hướng đến cuộc sống hạnh phúc. Thông điệp này đối lập hoàn toàn với sự tham muốn vô tàm quý ẩn tàng trong chúng ta, khiến nhân loại đắm sâu vào hành động bạo lực và tàn hại tự nhiên… Đất nước Ấn Độ tự hào là nơi Phật pháp được khởi nguồn. Và ở Ấn Độ, chúng tôi xem đạo Phật là sự biểu hiện thanh khiết của chân lý tối thượng”, theo India Today.

“Hai nhà tư duy Ấn Độ có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ XX là Mahatma Gandhi (1869-1948) và B.R. Ambedkar (1891-1956), đều có nguồn cảm hứng sống và năng lượng làm việc tích cực từ Đức Phật lịch sử. Theo chân các học giả vĩ đại này, chúng ta nên lắng nghe thanh âm của Đức Phật, đáp lại lời mời bước đi trên con đường cao quý của Ngài”, ông Kovind nói.

Sự kiện Dharma Chakra rơi vào ngày trăng tròn tháng 6 hoặc tháng 7 hàng năm. Tại các đất nước Phật giáo, sự kiện này được kỷ niệm với nhiều tên gọi khác nhau như Esala Poya (Sri Lanka), Asanha Bucha (Thái Lan),…

Năm nay, do ảnh hưởng của Covid-19, sự kiện này được tổ chức riêng lẻ ở từng nơi, số lượng người tham dự hạn chế và đảm bảo việc trang bị khẩu trang y tế, phòng lây lan dịch bệnh. Chương trình kỷ niệm chính được trực tuyến để Phật tử các nơi có thể tham dự từ xa. 

“Thế giới đã trải qua nhiều khổ đau trong thời gian vừa qua, tôi mong việc kỷ niệm sự kiện Đức Phật chuyển bánh xe Chánh pháp trở thành sứ giả của hy vọng và niềm tin về hạnh phúc và nguyện cầu ngọn đèn tuệ giác được thắp lên trong tim mỗi người chúng ta”, Tổng thống Kovind bày tỏ trong buổi lễ kỷ niệm, theo The Sentinel.

Trần Trọng Hiếu

(theo India Today)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

[Video] Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

[Video] Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Phát biểu khai mạc, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn có lời chào mừng đến các vị đại biểu, chư vị khách quý; đồng thời nêu ý nghĩa của Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024. Trưởng lão Hòa thượng cho biết năm 2024 là năm thứ hai thực hiện Chương trình mục tiêu hoạt động Phật sự nhiệm kỳ IX...
Chư Tăng Ni chỉ chuyên tâm tu học và làm các Phật sự mà thôi - Ảnh minh họa

Chư Tăng có thể đi làm việc ngoài xã hội không?

GNO - Tôi thấy ở nước ngoài, các tu sĩ Phật giáo vẫn đi ra ngoài làm việc để kiếm thêm thu nhập nhằm trang trải cuộc sống và học hành. Vậy ở nước ta, các thầy có được phép ký hợp đồng lao động với các doanh nghiệp để làm việc không?

Thông tin hàng ngày