Ấn Đội: Chư Tăng thất vọng vì Đức Dalai Lama bỏ qua vấn đề của Đại tháp Mahabodhi

Bihar, Ấn Độ - Các Tăng sĩ Phật giáo bang Bihar đã tỏ ra thất vọng vì nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, đức Dalai Lama đã không đưa ra yêu cầu về việc quản lý của Phật giáo đối với ngôi đền Mahabodhi ở Bodh Gaya trong suốt chuyến viếng thăm của Ngài tại đây.

“Như thường lệ, đức Dalai Lama đã không đề cập đến vấn đề chủ chốt về việc quản lý của Phật giáo đối với ngôi đại tháp Mahabodhi ở Bodh Gaya với vị Thủ hiến bang (Bihar), ông Nitish Kumar. Điều đó làm chúng tôi vô cùng thất vọng,” Bhadant Anand, tổng thư ký hiệp hội Tăng già Ấn Độ nói.

WTLM.jpg

Đức Dalai Lama - Ảnh: Internet

Hôm thứ tư, đức Dalai Lama đã cắt băng khánh thành công viên Buddha Smriti, một công viên có diện tích 22 mẫu được kiến tạo để dâng lên đức Phật tại trung tâm thành phố, nhân dịp đại lễ Phật đản.

Buổi lễ khánh thành có sự tham dự của các đoàn đại biểu từ bốn quốc gia có phần lớn dân số  là Phật tử - Tích Lan, Miến Điện, Nhật Bản và Thái Lan.

Một số chư Tăng khác có liên quan đến đại tháp Mahabodhi, một trong những tháp thờ linh thiêng nhất, cũng đã rất bức xúc bởi sự im lặng của đức Dalai Lama về  vấn đề này.

“Đức Dalai Lama, một lần nữa đã chứng minh rằng Ngài không mặn mà với việc quản lý của Phật giáo đối với ngôi tháp,” Bhadant Karuna Pal, một tu sĩ Phật giáo ở Bodh Gaya cho biết.

Tu sĩ Phật giáo đang nỗ lực kiến nghị đòi quyền quản lý toàn bộ ngôi đại tháp 1.500 năm tuổi tại Bodh Gaya, nằm cách đó 110 cây số, nơi đức Phật đã chứng đạo cách nay 2.550 năm.

Họ đã không bằng lòng với chính quyền bang Bihar về việc trì hoãn bổ sung vào luật quản lý ngôi đại tháp Mahabodhi, 1949, đảm bảo quyền quản lý của Phật giáo đối với ngôi đại tháp.

Họ nói rằng việc trì hoãn là một “âm mưu” của chính quyền để giữ quyền  quản lý dưới sự kiểm soát của những người không phải là Phật tử. 

“Chúng tôi thật không hiểu nổi tại sao những người không phải là Phật tử lại có quyền quản lý ngôi đại tháp thiêng liêng của Phật giáo. Chúng tôi đã quyết định tiếp tục theo đuổi vấn đề này bằng cách tranh thủ sự ủng hộ để đòi lại quyền quản lý cho giới Phật giáo,” Anand cho biết.

“Nếu sự quản lý của các ngôi đền, nhà thờ, nhà thờ Hồi giáo và các đền thờ đạo Sikh không nằm dưới sự quản lý của các tôn giáo khác, vậy thì tại sao trường hợp của ngôi đại tháp Mahabodhi lại như vậy ? Phật giáo được trao cho một vai trò rất nhỏ trong việc quản lý các công việc của ngôi đại tháp từ 1949,” Anand nói. 

Theo bộ luật hiện hành, Ban quản lý quần thể tháp Bodha Gaya (BGTMC) bao gồm bốn Phật tử và bốn thành viên của đạo Hindu trong một nhiệm kỳ ba năm cùng tòa án huyện quận Gaya với vai trò Chủ tịch chỉ định.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày