An Giang: Lễ tưởng niệm huý kỵ lần thứ 88 Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền

Chư tôn giáo phẩm tông phong niêm hương tưởng niệm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền
Chư tôn giáo phẩm tông phong niêm hương tưởng niệm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng ngày 27-3 (15-2-Tân Sửu), chư tôn đức môn hạ tổ đình Phi Lai đã trang nghiêm tưởng niệm huý kỵ lần thứ 88 Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền.
Di ảnh Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền

Di ảnh Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền

Quang lâm chứng minh và tham dự có Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Tông trưởng tổ đình Phi Lai; Hòa thượng Thích Minh Thiện, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Long An; Hòa thượng Thích Thiện Xuân, Trưởng ban Thừa kế Thiên Thai Giáo Quán Tông; cùng chư tôn đức Hội đồng Trị sự, Văn Phòng II Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh An Giang, môn hạ tổ đình Phi Lai.

Thay mặt tông phong, Hoà thượng Thích Thiện Nhơn đã cung tuyên tiểu sử và hành trạng của Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền.

Tổ sư sinh tháng 2 năm Tân Dậu (1861) tại xã Diêm Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Năm Tân Tỵ (1881) khi tỏ ngộ lý vô thường, ngài đến xin quy y xuất gia với Tổ Mình Mai – Phương Danh, trụ trì chùa Giác Viên, Giác Lâm Gia Định, được Tổ ban Pháp húy Như Hiển, hiệu Chí Thiền, nối pháp dòng Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 39.

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn cung tuyên tiểu sử

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn cung tuyên tiểu sử

Sau thời dài tịnh tu ở vùng núi Cấm, đến năm 1905, Tổ sư được người dân và Phật tử xung quanh làng Tú Tề biết đến là vị thiền sư có tấm lòng từ bi cao cả và giới đức uy nghiêm nên đã cung thỉnh ngài về trụ trì chùa Phi Lai. Từ đó, ngài ở lại làng để hoằng truyền chánh pháp, nuôi dạy Tăng tài, cứu tế từ thiện và trùng tu ngôi chùa lá đơn sơ trở thành một chốn Tổ khang trang.

Thời gian hơn 60 năm thừa hành Phật sự, Hòa thượng đã Quy y Tam bảo cho hàng trăm Phật tử hữu duyên, và hơn 40 Tăng Ni xuất gia, trở thành Pháp khí cho Đạo pháp, góp phần phát triển Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ khác nhau của lịch sử và xã hội làm cho Tổ ấn trùng quang, đạo vàng phát triển, chúng sanh lợi lạc, tốt đời đẹp đạo.

Năm Quý Dậu (1933), ngài thọ bệnh và an nhiên viên tịch vào ngày rằm tháng 2 năm Quý Dậu. Trụ thế 73 năm và 52 mùa an cư kiết hạ, nhục thân của Tổ được nhập bảo tháp tại khuôn viên tổ đình Phi Lai.

Lễ tưởng niệm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền

Lễ tưởng niệm Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền

Trước di ảnh của Tổ sư Như Hiển - Chí Thiền, chư tôn đức chứng minh và hàng môn đồ đệ tử đã thành kính dâng hương cúng dường, tưởng niệm ngày huý kỵ lần thứ 88 của ngài. Cầu nguyện Giác linh Tổ sư từ bi chứng minh, gia hộ cho tông phong vĩnh trấn, tổ ấn trùng quang

Trước đó, rạng sáng ngày rằm tháng Hai, Hoà thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự và chư tôn đức trong tông phong đã đến tháp Tổ sư Như Hiển – Chí Thiền để dâng hương và nhiễu tháp.

Môn đồ đệ tử

Môn đồ đệ tử

Dịp này, tông phong tổ đình Phi Lai đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa để tri ân và hồi hướng công đức lên Giác linh Tổ sư.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày