Ấn phẩm Văn Hóa Phật Giáo VN xuân Bính Thân

GNO - Ấn phẩm mùa xuân 2016 của Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN – Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam số 19 dành cho chuyên đề “Lạy Phật và vái chào trong Phật giáo” với sự cộng tác của chư vị Tăng Ni, học giả, nhà nghiên cứu, nhà văn được nhiều bạn đọc yêu quý ở trong nước và hải ngoại như GS.Cao Huy Thuần, Thích Nguyên Các, Thích Thanh Thắng, Thích Thánh Minh, Cao Huy Hóa, Phạm Thảo Nguyên, Tố Nhiên…
Bia 1_r.jpg

“Cầu xin là nối kết tự lực với tha lực, là giúp mình mạnh thêm chứ không phải làm mình yếu đi. Ai đã từng ở trong những hoàn cảnh nguy nan đều biết: Không phải tự sức mình vượt qua được nguy khốn, mà sức mình vượt quá sức mình nhờ tha lực của lòng tin. Trong những hoàn cảnh bình thường cũng vậy: Có ai không biết cuộc đời đầy bất trắc? Cầu xin là tin tưởng ở sự hộ trì của Phật trong mọi hoàn cảnh, tin tưởng rằng nếu mình làm lành, ở lành, bất cứ lúc nào Phật cũng ở xung quanh.

Lòng mình... Trong đạo Phật, không có chữ nào khó hiểu hơn chữ “tâm”. Nhưng cũng không có chữ nào dễ hiểu hơn, nếu đừng đi quá sâu vào triết lý, nếu ngôn ngữ chỉ nhắm vào thực chứng, trực cảm. “Tâm”, không phải là trái tim, cũng như “lòng” không nằm trong cái bụng. Nhưng khi ta chắp tay trước ngực để lạy Phật, không gì dễ tưởng tượng hơn là búp sen tinh khiết ta dâng lên Phật từ trái tim tinh khiết của ta. Từ hình ảnh đó, từ tưởng tượng đó, tự nhiên ta hiểu ý nghĩa sâu xa nhất của việc lạy Phật: “Khi thân tâm ta lạy Phật thì thân tâm ấy là Phật, thân tâm ấy làm Phật”. Đó là bước thứ hai trong thực chứng của tôi”… (Lạy Phật, Gửi các bạn trẻ, bài của GS.Cao Huy Thuần)

Lạy Phật, cầu nguyện trong ý nghĩa như thế cũng sâu thẳm triết lý, là sự cần thiết, phương thức trị liệu hữu hiệu chữa lành những căn bệnh trầm kha của con người, để đời sống này có hạnh phúc, an lạc hơn.

Ngoài chuyên đề trên, các chuyên mục Văn hóa, Hành tinh xanh, Lối sống, Di sản – Tư liệu, Văn nghệ còn đăng nhiều nội dung thú vị, đáng đọc. Ấn phẩm được trình bày trang nhã, đem lại nhiều mỹ cảm và không khí mùa xuân vui tươi.

1-16_01.jpg
1-16_02.jpg
1-16_03.jpg
1-16_04.jpg

Độc giả có thể đặt mua ấn phẩm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam qua số điện thoại (08) 39555 872, 0907 413 688 (ĐĐ.Thích Giác Đạo, Trưởng Trị sự), hoặc qua Email: vhpgvn@gmail.com; mua trực tiếp tại Nhà sách Hà Nội, 245 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM và các phòng phát hành kinh sách.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày