An vị tôn tượng Phật & kinh Di Giáo điêu khắc trên đá

GNO - Sáng nay, ngày 10-8 (nhằm ngày rằm tháng 7-Giáp Ngọ), tại chùa Pháp Hoa (quận Phú Nhuận, TP.HCM) đã diễn ra lễ an vị tôn tượng Phật Thích Ca nhập Niết-bàn, 18 vị La Hán và bộ kinh Di Giáo điêu khắc trên đá.

Anh BToan (24).jpg
Anh BToan (27).jpg

Chư tôn đức thực hiện các nghi thức an vị Phật & kinh Di Giáo trên đá

Quang lâm chứng minh và tham dự có sự hiện diện của chư tôn đức: HT.Thích Như Niệm, Phó BTS GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Pháp Hoa; HT.Thích Nhật Lang, Trưởng BTS GHPGVN quận Gò Vấp cùng chư Tăng, Phật tử chùa Pháp Hoa.

Theo đó, tôn tượng Phật Thích Ca nhập Niết-bàn được nghệ nhân ở Thủ Đức điêu khắc từ khối đá thạch anh hồng nặng 8,5 tấn xuất xứ từ Đắk Lắk. Tôn tượng có chiều dài 2,1 m, rộng 0,65 m, dày 0,55 m, nặng 1,4 tấn.

Tôn tượng được tôn trí ngay trước bộ kinh Di Giáo được điêu khắc trên đá granite có xuất xứ từ xã Phước Hòa, huyện Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu.

Anh BToan (25).jpg

Phật tử tham dự lễ an vị

Anh BToan (18).jpg
HT.Thích Như Niệm giải thích bộ kinh Di Giáo

Bộ kinh được tạc bằng chữ Việt trên 3 tảng đá granite trắng kem nguyên khối ghép lại được đặt trên đế nguyên khối. Tất cả các đường nét từ đế kinh cho đến phần mái đều được chạm trổ hình ảnh đệ tử Phật, bánh xe pháp luân… công phu, đạt mỹ thuật cao. Mặt sau bộ kinh Di Giáo bằng đá miêu tả các hình ảnh Đức Phật, Đạt Ma tổ sư...

Bộ kinh Di Giáo được ghép từ 9 khối đá với tổng trọng lượng 165 tấn, bộ kinh hoàn thành với chiều cao 5,87 m, ngang 5,56 m, nặng 40 tấn. Công trình do Phật tử Lê Thành Đức (Pháp danh Đạo Ân) thiết kế, nghệ nhân Cty Bình Minh (Thủ Đức) điêu khắc và Phật tử chùa Pháp Hoa cúng dường kinh phí.

Anh BToan (26).jpg

Chư tôn đức thực hiện khóa tụng niệm

Anh BToan (2).jpg
Pho tượng Phật nhập Niết - bàn bằng đá thạch anh nguyên  khối

Anh BToan (20).jpg
Bộ kinh là lời dạy sau cùng trước lúc Đức Phật nhập Niết-bàn

Anh BToan (19).jpg
Phật tử tham dự

Theo HT.Thích Như Niệm, trong cuộc đời tu tập của Hòa thượng đã có rất nhiều duyên lành với bộ kinh Di Giáo. Gần đây, Hòa thượng cũng đã đến Câu-thi-na, thánh tích nơi Đức Phật nhập Niết-bàn tại Ấn Độ đảnh lễ nên mới có ý nguyện tạc nên bộ kinh Di Giáo trên đá để tôn trí tại khuôn viên sân trước chùa Pháp Hoa.

 Kinh Di giáo là một bộ kinh ghi chép những lời dạy cuối cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập Niết bàn tại Câu-thi-na, đó là những lời tiêu biểu nhất, tinh tuý nhất của giáo pháp. Vì vậy, kinh Di Giáo được coi là căn bản và cần thiết cho người xuất gia.

Được biết trước đó, chùa Pháp Hoa  đã tôn trí bộ kinh Pháp Hoa bằng chữ Việt được điêu khắc mỹ thuật trên đá granite đen và tạc vườn tượng 18 vị La Hán bằng đá tại khuôn viên chùa.

Công trình bộ kinh Di Giáo trên đá sẽ được khánh thành vào tháng 8 tới.

Xem thêm chùm ảnh tôn tượng Phật & kinh Di Giáo trên đá:

Anh BToan (10).jpg

Nét đẹp thanh thoát từ tôn tượng

Anh BToan (7).jpg
Tôn tượng được khắc từ khối đá thạch anh nặng 8,5 tấn

Anh BToan (21).jpg

Anh BToan (6).jpg

Anh BToan (23).jpg
Theo nghệ nhân phần mái được điêu khắc theo phong cách ba miền Việt Nam

Anh BToan (22).jpg
Nét hoa văn tinh xảo

Anh BToan (3).jpg
Kinh Di Giáo được thếp vàng thật

Anh BToan (17).jpg

Anh BToan (16).jpg
Lời kinh cô đọng được khắc trên đá granite

Anh BToan (4).jpg

Anh BToan (5).jpg
Các câu đối

Anh BToan (15).jpg
Toàn cảnh bộ kinh góc nghiêng

Anh BToan (8).jpg

Anh BToan (9).jpg
Cội đại thọ trên đá

Anh BToan (14).jpg
Phần đế miêu tả hình ảnh các đệ tử của Đức Phật

Anh BToan (11).jpg

Anh BToan (12).jpg

Anh BToan (13).jpg
Các hình ảnh Đức Phật, Đạt Ma Tổ sư mặt sau bộ kinh

Anh BToan (2).jpg
Tôn tượng được tôn trí trước bộ kinh Di Giáo

Anh BToan (1).jpg
Tọa lạc tại sân trước chùa Pháp Hoa
- Ảnh: HD

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày