[Ảnh] Rằm tháng Bảy với “Bông hồng cài áo” tại chùa Xá Lợi
Đoàn sinh Gia đình Phật tử Xá Lợi cài hoa hồng Vu lan cho Phật tử đến chùa
Quảng cáo
Chia sẻ
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
GNO - Đã thành truyền thống nhiều năm nay tại chùa Xá Lợi (Q.3, TP.HCM) vào rằm tháng Bảy, anh chị em Gia đình Phật tử tự tay làm nên những chiếc hoa hồng gửi tặng Phật tử đến chùa trong mùa Vu lan - Hiếu hạnh.
Khóa lễ Vu lan tại chánh điện chùa Xá Lợi sáng rằm tháng Bảy
Phật tử chùa Xá Lợi tác bạch cúng dường đến chư Tăng sau ba tháng an cư
Trang nghiêm thành kính
Trong hai ngày 14 và 15-7 Âm lịch, Gia đình Phật tử Xá Lợi cài hoa cho Phật tử đến chùa
“Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng. Tôi nhìn lại bông hoa trắng trên áo mà bỗng thấy tủi thân. Tôi cũng mồ côi như bất cứ một đứa trẻ vô phúc, khốn nạn nào; chúng tôi không có được cài trên áo một bông hoa màu hồng” - Bông Hồng cài áo của thiền sư Thích Nhất Hạnh
"Bông hồng cài áo" ra đời vào năm 1962 khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh được một sinh viên tại Nhật cài bông hoa cẩm chướng màu trắng vào khuy áo tràng trong "Ngày của mẹ"
Viết xong thiền sư gửi cho các vị đệ tử trong đoàn sinh viên Phật tử Sài Gòn, đọc xong họ rất cảm động nên quyết định đem chia sẻ cho mọi người. Họ bàn nhau chép tay ba trăm bản làm quà tặng cho những bạn bè trong các phân khoa Đại học Sài Gòn. Mỗi bản chép tay đều có gắn thêm một chiếc hoa màu hồng cho người còn mẹ hoa màu trắng cho người mất mẹ
Rằm tháng Bảy năm ấy (1962), đoàn sinh viên Phật tử Sài Gòn họp nhau lại tại chùa Xá Lợi, làm lễ bông hồng cài áo lần đầu tiên
Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sau đó đã phổ nhạc thành công ca khúc Bông hồng cài áo từ bài văn của thiền sư, góp phần đưa nghi thức cài hoa hồng vào sâu trong đời sống văn hóa dân tộc
Nhiều người nước ngoài đến chùa Xá Lợi cài hoa hồng Vu lan
Niềm vui được cài hoa hồng Vu lan
Ngày lễ bông hồng cài áo không chỉ để tưởng nhớ công ơn mẹ cha. Người con Phật phải biết thực tập nhìn sâu, thực tập thiền quán để thấy được những tài năng, đức hạnh và nét đẹp mà mình đã tiếp nhận từ cha và từ mẹ. Rồi thấy được cha và mẹ không phải là những thực tại có ngoài mình mà đang có ngay trong mình
"Nếu bạn được cài bông trắng, nên quán chiếu là cha hoặc mẹ vẫn còn còn trong bạn và có mặt trong từng tế bào của cơ thể bạn"
"Con đang thở cho ba, con đang mỉm cười cho má"
"... một đám mây không bao giờ chết"
Mình là sự tiếp nối của cha, mình là sự tiếp nối của mẹ. Và mình mang mẹ, mang cha đi về tương lai. Phải biết mỉm cười cho mẹ, thở cho cha và bước đi cho cả hai
Ta hãy tôn vinh mẹ, tôn vinh cha trong trái tim. Phật dạy: Vào thời không có Phật ra đời thì thờ cha thờ mẹ cũng là thờ Phật
"Ba mẹ ơi! có biết không, biết là... con thương ba mẹ không"
GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.
GNO - Chùa Tường Nguyên (TP.HCM), do Đại đức Thích Minh Phú, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên làm trưởng đoàn đã đến tỉnh Long An khánh thành cầu nông thôn.
GNO - Sáng 11-12, Ban Trị sự GHPGVN H.Tam Bình đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Phật sự năm 2024 và đề ra phương hướng hoạt động năm 2025, tại chùa Phước Quang.
GNO - Sáng nay, 11-12 (11-11-Giáp Thìn), sơn môn tổ đình Kim Liên (Đồng Đắc), tỉnh Ninh Bình trang nghiêm tổ chức Lễ tưởng niệm 31 năm ngày viên tịch của Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận - Đệ nhất Pháp chủ GHPGVN.