Ban Giáo dục Phật giáo, Ban Nghi lễ họp đầu nhiệm kỳ

GNO - Chư tôn đức Ban Giáo dục Phật giáo TP.HCM do HT.Thích Minh Thông, Phó trưởng BTS GHPGVN TP, Trưởng ban Giáo dục Phật giáo GHPGVN TP đã chủ trì buổi họp đầu tiên của Ban nhằm trao quyết định nhân sự đến các thành viên vào sáng nay, 29-4, tại trụ sở BTS - Việt Nam Quốc Tự (quận 10).

ANH GB (3).JPG
HT.Thích Minh Thông chủ trì buổi họp đầu tiên của Ban Giáo dục Phật giáo TP
- Ảnh: Minh Thuận

Theo Quyết định số 086/QĐ.BTS do HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM, Trưởng BTS GHPGVN TP thay mặt Ban Thường trực BTS GHPGVN TP ấn ký ngày 30-3-2018 về chuẩn y thành phần nhân sự của Ban Giáo dục Phật giáo TP khóa IX (nhiệm kỳ 2017-2022) gồm 34 thành viên do HT.Thích Minh Thông đảm nhiệm Trưởng ban; các Phó trưởng ban: TT.Thích Giác Trí, TT.Thích Minh Thành, ĐĐ.Thích Thiện Chơn; ĐĐ.Thích Minh Cần, đảm nhiệm Phó trưởng ban kiêm Chánh Thư ký; ĐĐ.Thích Minh Thành, Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng và các thành viên.

Thành viên Ban Giáo dục Phật giáo GHPGVN TP đã nhận quyết định, họp thảo luận phương hướng hoạt động Phật sự nhiệm kỳ 2017-2022.

ANH GB (2).JPG

ĐĐ.Thích Minh Cần thông qua quyết định của BTS GHPGVN TP - Ảnh: Minh Thuận

*Cũng trong sáng nay, tại trụ sở BTS GHPGVN TP - Việt Nam Quốc Tự, Ban Nghi lễ GHPGVN TP đã họp nội bộ đề ra phương hướng hoạt động Phật sự và nhận quyết định, ra mắt thành phần nhân sự khóa IX (nhiệm kỳ 2017-2022) theo quyết định chuẩn y của BTS GHPGVN TP.

Ban Nghi lễ gồm 35 thành viên, do TT.Thích Lệ Trang, Phó trưởng BTS GHPGVN TP làm Trưởng ban; TT.Thích Quảng Chơn, Phó trưởng ban kiêm Chánh Thư ký; Phó Trưởng ban: HT.Thích Thanh Tùng, HT.Thích Trung Phú, cùng các thành viên.

Ban Giáo dục Phật giáo, Ban Nghi lễ GHPGVN TP có văn phòng làm việc tại khối văn phòng gồm 13 ban, Phân ban thuộc trụ sở BTS GHPGVN TP - Việt Nam Quốc Tự.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày