Ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN TP.HCM gặp gỡ nghệ sĩ & ekip thực hiện MV "Phật giáo Việt Nam"

Các nghệ sĩ cũng thể hiện ca khúc Phật giáo Việt Nam của nhạc sĩ Lê Cao Phan
Các nghệ sĩ cũng thể hiện ca khúc Phật giáo Việt Nam của nhạc sĩ Lê Cao Phan
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Chiều 6-11, tại hội trường Báo Giác Ngộ (85 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3) đã diễn ra buổi giao lưu gặp gỡ nghệ sĩ & ekip thực hiện MV “Phật giáo Việt Nam” do Ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN TP.HCM tổ chức.

Buổi giao lưu hạn chế người tham dự với sự hiện diện của Thượng tọa Thích Tâm Hải, Ủy viên Thường trực Ban Trị sự, Trưởng ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN TP.HCM cùng chư tôn đức Ban Thông tin - Truyền thông; đạo diễn, ekip thực hiện cùng các nghệ sĩ góp mặt trong MV đạo ca “Phật giáo Việt Nam”.

Buổi gặp gỡ nghệ sĩ & ekip thực hiện MV "Phật giáo Việt Nam" được tổ chức tại hội trường Báo Giác Ngộ

Buổi gặp gỡ nghệ sĩ & ekip thực hiện MV "Phật giáo Việt Nam" được tổ chức tại hội trường Báo Giác Ngộ

Phát biểu mở đầu chương trình, Thượng tọa Thích Tâm Hải đã có lời chào mừng và biểu dương công đức các nghệ sĩ và ekip tham gia thực hiện MV “Phật giáo Việt Nam”, giới thiệu sơ lược về tác giả Lê Cao Phan, hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa to lớn của tác phẩm đạo ca “Phật giáo Việt Nam”.

Theo chia sẻ của Thượng tọa Trưởng ban, MV ra mắt lần này xuất phát từ tâm nguyện và đề xuất của chư tôn đức thành viên Ban Thông tin - Truyền thông Phật giáo TP.HCM. Do ảnh hưởng từ các đợt dịch và giãn cách xã hội kéo dài, mọi việc có lúc bị gián đoạn nhưng cuối cùng, MV đã hoàn thiện đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN.

“Trong dự định ấp ủ, chúng tôi ước muốn sẽ có hàng trăm, hàng ngàn nghệ sĩ cùng tham gia. Vì những lý do khách quan, chúng tôi đành tạm dừng ở con số khiêm tốn là 53 nghệ sĩ, để ước mơ vẫn còn ở phía trước, để chúng ta cùng nắm tay đi tới, cùng lan tỏa và kết nối cảm xúc của hàng triệu người con Phật trong những dịp đại lễ của Phật giáo và Dân tộc.”, Thượng tọa Thích Tâm Hải nói.

Thượng tọa Trưởng ban Thông tin - Truyền thông Phật giáo TP.HCM phát biểu chào mừng, tán dương công đức nghệ sĩ & ekip thực hiện MV

Thượng tọa Trưởng ban Thông tin - Truyền thông Phật giáo TP.HCM phát biểu chào mừng, tán dương công đức nghệ sĩ & ekip thực hiện MV

Thay mặt cho những người thực hiện dự án, Đại đức Thích Minh Thuận, Phó ban kiêm Chánh thư ký Ban Thông tin - Truyền thông đã chia sẻ về quá trình thực hiện MV “Phật giáo Việt Nam”, từ ý tưởng ban đầu, đến khi công việc bắt đầu với những thuận lợi lẫn khó khăn trước khi đi đến hoàn thiện.

Cũng trong chương trình giao lưu, các nghệ sĩ đã cùng trực tiếp hòa giọng bản đạo ca thiêng liêng của “Phật giáo Việt Nam” cũng như đã có những chia sẻ riêng về cảm xúc khi tham gia thực hiện MV này .

Bài hát “Phật giáo Việt Nam” ra đời vào tháng 5-1951, đúng vào dịp diễn ra Đại hội lịch sử nhằm thống nhất Phật giáo Bắc - Trung - Nam tại chùa Từ Đàm, Huế, để từ đó thành lập tổ chức Tổng hội Phật giáo Việt Nam.

Các nghệ sĩ cùng hòa giọng bản đạo ca "Phật giáo Việt Nam" trên sân khấu buổi giao lưu

Các nghệ sĩ cùng hòa giọng bản đạo ca "Phật giáo Việt Nam" trên sân khấu buổi giao lưu

Là một Huynh trưởng Gia đình Phật tử, trong niềm vui và cảm xúc dâng trào khi lần đầu tiên cả nước có một tổ chức Phật giáo thống nhất, nhạc sĩ Lê Cao Phan đã sáng tác bài hát “Phật giáo Việt Nam” với tất cả lòng nhiệt thành để chào mừng sự kiện lịch sử này.

Tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI (2007), tác phẩm “Phật giáo Việt Nam” của Lê Cao Phan chính thức được công nhận là đạo ca của Phật giáo Việt Nam, quy định trong Điều 4 - Chương 1 của Hiến chương GHPGVN.


Xem MV Phật giáo Việt Nam

Nhạc sĩ Lê Cao Phan là một Huynh trưởng Gia đình Phật tử Việt Nam, tổ chức giáo dục thanh thiếu niên theo tinh thần Phật giáo. Ông sinh năm Quý Hợi (1923) tại Ngô Xá Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình nề nếp có truyền thống Phật giáo.

Nhạc sĩ Lê Cao Phan là một người đa tài, thể hiện qua thành tựu trong các lĩnh vực âm nhạc, hội họa, dịch thuật,… Trong số đó, “Phật giáo Việt Nam” có thể coi là tác phẩm nổi bật nhất trong sự nghiệp của ông.

Nhạc sĩ Lê Cao Phan qua đời ở tuổi 91 vào ngày 2-1-2014 (nhằm ngày mùng 2 tháng chạp năm Quý Tỵ) tại TP.HCM.

Một số hình ảnh ghi nhận tại buổi gặp gỡ:

Chương trình được tổ chức hạn chế số lượng người tham dự

Chương trình được tổ chức hạn chế số lượng người tham dự

Đại đức Thích Minh Thuận, Phó ban kiêm Thư ký Ban TT - TT điểm lại quá trình thực hiện dự án

Đại đức Thích Minh Thuận, Phó ban kiêm Thư ký Ban TT - TT điểm lại quá trình thực hiện dự án

Nhạc sĩ Liêu Hưng, giám đốc sản xuất chia sẻ về những điều tâm đắc khi lần đầu thực hiện một MV mang quá nhiều khác biệt về nội dung và ý nghĩa

Nhạc sĩ Liêu Hưng, giám đốc sản xuất chia sẻ về những điều tâm đắc khi lần đầu thực hiện một MV mang quá nhiều khác biệt về nội dung và ý nghĩa

Nghệ sĩ Thanh Hằng chia sẻ về những nhân duyên trong quá trình tham gia MV

Nghệ sĩ Thanh Hằng chia sẻ về những nhân duyên trong quá trình tham gia MV

Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng cho biết qua việc tham gia MV này, anh có cơ hội hiểu nhiều hơn về đạo Phật

Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng cho biết qua việc tham gia MV này, anh có cơ hội hiểu nhiều hơn về đạo Phật

Trao bằng tán dương công đức đến các nghệ sĩ

Trao bằng tán dương công đức đến các nghệ sĩ

53 nghệ sĩ tham gia MV lần này đã mang đến một sắc thái mới lạ cho bài hát

53 nghệ sĩ tham gia MV lần này đã mang đến một sắc thái mới lạ cho bài hát

Đối với một số nghệ sĩ, đây là lần đầu tiên họ tham gia vào một MV âm nhạc Phật giáo

Đối với một số nghệ sĩ, đây là lần đầu tiên họ tham gia vào một MV âm nhạc Phật giáo

Trao bằng tán dương công đức đến nhạc sĩ Liêu Hưng

Trao bằng tán dương công đức đến nhạc sĩ Liêu Hưng

Trao các phần quà lưu niệm đến ekip thực hiện

Trao các phần quà lưu niệm đến ekip thực hiện

53 gương mặt nghệ sĩ tham gia thể hiện MV "Phật giáo Việt Nam"

53 gương mặt nghệ sĩ tham gia thể hiện MV "Phật giáo Việt Nam"

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư Tăng Ni chỉ chuyên tâm tu học và làm các Phật sự mà thôi - Ảnh minh họa

Chư Tăng có thể đi làm việc ngoài xã hội không?

GNO - Tôi thấy ở nước ngoài, các tu sĩ Phật giáo vẫn đi ra ngoài làm việc để kiếm thêm thu nhập nhằm trang trải cuộc sống và học hành. Vậy ở nước ta, các thầy có được phép ký hợp đồng lao động với các doanh nghiệp để làm việc không?

Thông tin hàng ngày