Hơn 50 nghệ sĩ tham gia video âm nhạc “Phật Giáo Việt Nam” mừng 40 năm thành lập GHPGVN

Các gương mặt nghệ sĩ tham gia thể hiện MV âm nhạc "Phật Giáo Việt Nam" do Ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN TP.HCM tổ chức thực hiện
Các gương mặt nghệ sĩ tham gia thể hiện MV âm nhạc "Phật Giáo Việt Nam" do Ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN TP.HCM tổ chức thực hiện
0:00 / 0:00
0:00
GNO -  Ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN TP.HCM cho biết, sau thời gian tập trung, với nỗ lực của nhóm thực hiện, video âm nhạc “Phật Giáo Việt Nam” đã được hoàn thiện, chuẩn bị ra mắt nhân Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN.

Theo đó, dự kiến buổi công bố sẽ diễn ra vào 14g chiều ngày 6-11-2021 sắp tới tại hội trường tòa soạn Báo Giác Ngộ, trong dịp Ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN TP.HCM tổ chức gặp mặt các nghệ sĩ, nhóm thực hiện, công bố video âm nhạc này.

“Phật Giáo Việt Nam” ra đời vào thượng tuần tháng 5-1951, trong niềm hân hoan của người nhạc sĩ, đồng thời là một Huynh trưởng Gia đình Phật tử Việt Nam trước sự kiện trọng đại, Hội nghị các tập đoàn Phật giáo Bắc-Trung-Nam tổ chức tại chùa Từ Đàm - Huế, thành lập Tổng hội Phật giáo Việt Nam.

Các ca sĩ, nghệ sĩ trong MV "Phật Giáo Việt Nam" - Ảnh do Ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN TP.HCM cung cấp

Các ca sĩ, nghệ sĩ trong MV "Phật Giáo Việt Nam" - Ảnh do Ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN TP.HCM cung cấp

Tác phẩm âm nhạc này đã đi vào lòng người, có sức kết nối cảm xúc và lan tỏa niềm hoan hỷ của người con Phật khắp nơi trong các sự kiện, và được GHPGVN quyết định chọn làm Đạo ca của Giáo hội tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI (2007).

Dấu ấn lịch sử đó được ghi nhận ở Điều 4 - Chương 1 Hiến chương GHPGVN. Từ đó, giai điệu hùng hồn và ca từ đầy cảm xúc của Đạo ca được cử đầu mỗi sự kiện quan trọng của Giáo hội.

Nhạc sĩ Lê Cao Phan là một Huynh trưởng Gia đình Phật tử Việt Nam, tổ chức giáo giáo dục thanh thiếu niên theo tinh thần Bi - Trí - Dũng của Phật giáo. Ông sinh năm Quý Hợi (1923) tại Ngô Xá Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Trích đoạn các nghệ sĩ thể hiện - Ảnh do Ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN TP.HCM cung cấp

Trích đoạn các nghệ sĩ thể hiện - Ảnh do Ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN TP.HCM cung cấp

Huynh trưởng Lê Cao Phan từng đảm trách Trưởng ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử tỉnh Thừa Thiên kiêm Ủy viên Văn nghệ Ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử Trung Phần.

Ông còn là tác giả của nhiều ca khúc viết cho Gia đình Phật tử, để lại dấu ấn cả trên lĩnh vực hội họa, từng tổ chức triển lãm về tranh sơn dầu, điêu khắc tượng Bồ-tát Thích Quảng Đức và các danh nhân văn hóa; là dịch giả, chuyển dịch Truyện Kiều sang Pháp ngữ (Histoire de Kiều), tiếng Anh (The Story of Kiều), Hán văn và Quốc tế ngữ Espéranto.

Ngoài ra, ông cũng đã dịch Ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi từ chữ Hán sang các ngôn ngữ Anh, Pháp và được Nhà Xuất bản Văn học ấn hành năm 2000, cùng nhiều dịch phẩm văn học khác.

Do tuổi cao, ông qua đời vào ngày 2-1-2014 (nhằm ngày mùng 2 tháng Chạp năm Quý Tỵ) tại tư gia ở TP.HCM, thọ 91 tuổi.

Ảnh do Ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN TP.HCM cung cấp
Ảnh do Ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN TP.HCM cung cấp

Do các sự kiện tập trung đông người còn giới hạn, buổi gặp mặt các nghệ sĩ, nhóm thực hiện MV âm nhạc "Phật Giáo Việt Nam" do Ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN TP.HCM tổ chức ngày 6-11-2021 nhằm chào mừng Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN (7-11-1981 - 7-11-2021) cũng chỉ trong số lượng quy định. MV sẽ được công bố vào lúc 20g ngày 6-11-2021 trên Cổng thông tin điện tử của Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM và các nền tảng số của Báo Giác Ngộ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Võ Dũng

Tỳ-kheo-ni Tô-ma

NSGN - Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Độc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tỳ-kheo-ni Tô-ma2  ngụ tại tinh xá của chúng Tỳ-kheo-ni, ở trong ngự viên, thuộc nước Xá-vệ.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1272 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Chữa bệnh và giải nghiệp

GNO - Bạn bè tôi cho rằng song hành với việc trị liệu theo y học thì cần nỗ lực chuyển nghiệp bằng cách sám hối thật nhiều và tạo phước thật lớn để hồi hướng mới có thể giải nghiệp và mong khỏi bệnh. Tôi không biết quan niệm này có đúng với Chánh pháp?

Thông tin hàng ngày