Ban Trị sự Phật giáo huyện Củ Chi bế giảng khóa An cư kiết hạ

Lễ bế giảng khóa An cư kiết hạ Phật lịch 2566 tại chùa Pháp Thành
Lễ bế giảng khóa An cư kiết hạ Phật lịch 2566 tại chùa Pháp Thành
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 6-8 (9-7-Nhâm Dần), tại chùa Pháp Thành (xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN huyện Củ Chi đã trang nghiêm tổ chức lễ bế giảng khóa An cư kiết hạ Phật lịch 2566.
Chư tôn đức chứng minh

Chư tôn đức chứng minh

Chứng minh có Hòa thượng Thích Huệ Văn, Cố vấn Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM; Hòa thượng Thích Thiện Đức, Phó ban kiêm Trưởng ban Kiểm soát GHPGVN TP.HCM; Thượng tọa Thích Thiện Quý, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM; Thượng tọa Thích Quang Thạnh, Phó ban kiêm Trưởng ban Giáo dục GHPGVN TP.HCM; cùng chư tôn đức Ban Chứng minh GHPGVN TP.HCM, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, huyện Củ Chi và đại diện các cấp chính quyền TP và huyện Củ Chi tham dự.

Thượng tọa Thích An Thường trao phần thưởng đến chư Tăng an cư tại chùa Pháp Thành

Thượng tọa Thích An Thường trao phần thưởng đến chư Tăng an cư tại chùa Pháp Thành

Phát biểu khai mạc, Thượng tọa Thích An Thường, Trưởng ban Trị sự GHPGVN huyện Củ Chi cho biết khóa An cư kiết hạ lần thứ 35 của Phật giáo huyện Củ Chi năm 2022, có hai trường hạ tập trung là chùa Pháp Thành dành cho chư Tăng và chùa Di Đà dành cho chư Ni. Với tổng số hành giả an cư tại hai trường hạ là 183 vị.

Chư tôn đức, cùng các cấp chính quyền tham dự

Chư tôn đức, cùng các cấp chính quyền tham dự

Báo cáo tổng kết khóa An cư kiết hạ, Thượng tọa Thích Tịnh Tâm, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN huyện Củ Chi cho biết về cơ cấu nhân sự hai trường hạ gồm có Ban Chứng minh, Ban Tổ chức, Ban Chức sự, Ban Giảng huấn, Hóa chủ, Ban Lãnh chúng và 18 tiểu ban.

Thời khóa tu học hàng ngày tại hai trường hạ bắt đầu từ 3 giờ 45 đến 21 giờ 30, với các thời khóa công phu khuya, quá đường sáng, trì chú, chúc tan quốc dân, cúng ngọ, quá đường trưa, kinh hành niệm Phật, công phu thí thực, thời kinh tịnh độ, chúc tán hộ pháp… mỗi tháng còn có hai lần lạy sám hối, lạy thù ân, bố-tát và họp chúng.

Đại đức Thích Thiện Tâm, Phó Thường trực Ban Trị sự GHPGVN huyện Củ Chi trao phần thưởng đến chư Ni an cư tại trường hạ chùa Di Đà

Đại đức Thích Thiện Tâm, Phó Thường trực Ban Trị sự GHPGVN huyện Củ Chi trao phần thưởng đến chư Ni an cư tại trường hạ chùa Di Đà

Hàng tuần đều có chư tôn đức hướng dẫn Phật pháp, chính quyền thông tin về các vấn đề kinh tế, xã hội, tôn giáo tại địa phương.

Ngoài ra, trường hạ cũng nhận được sự cúng dường của chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử trong và ngoài huyện Củ Chi trong ba tháng an cư, sự chăm sóc sức khỏe của y bác sĩ Bệnh viện huyện Củ Chi, chùa Hoằng Linh, Phước Lâm.

Chư tôn đức Ban Tổ chức khóa An cư kiết hạ Phật lịch 2566 trao ủng hộ Quỹ "Vì biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu tổ quốc"

Chư tôn đức Ban Tổ chức khóa An cư kiết hạ Phật lịch 2566 trao ủng hộ Quỹ "Vì biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu tổ quốc"

Đặc biệt, những phần tịnh tài, tịnh vật do thiện tín cúng dường, trường hạ chùa Pháp Thành cũng đã dành ra 500 kg gạo, 50 thùng mì ủng hộ cho ấp Thượng, 500 kg gạo và 50 thùng mì ủng hộ cho xã Tân Thông Hội. Riêng chùa Di Đà dành ra 1000 kg gạo và 100 thùng mì để tặng cho hộ dân nghèo khó khăn ấp Xóm mới, xã Trung Lập Hạ. Ban Tổ chức khóa an cư cũng dành 10 triệu đồng ủng hộ Quỹ "Vì biển đảo quê hương – Vì tuyến đầu tổ quốc" đến Mặt trận huyện Củ Chi, và 5 triệu đồng ủng hộ quỹ học bổng cho các em học sinh nghèo hiếu học tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi.

Thượng tọa Thích Thiện Quý ghi nhận những hoạt động Phật sự của Ban Trị sự GHPGVN huyện Củ Chi

Thượng tọa Thích Thiện Quý ghi nhận những hoạt động Phật sự của Ban Trị sự GHPGVN huyện Củ Chi

Thượng tọa Thích Thiện Quý phát biểu tại buổi lễ ghi nhận những nỗ lực và quyết tâm của chư tôn đức Tăng Ni Phật giáo huyện trong nhiệm kỳ với những thành tựu Phật sự, mặc dù bị ảnh hưởng ít nhiều của đại dịch Covid-19. Năm 2022, Phật giáo huyện Củ chi đã mở được 2 trường hạ là chùa Pháp Thành và chùa Di Đà, với số lượng khiêm tốn, nhưng với một huyện ngoại thành so với nhiều quận huyện trong TP.HCM thì hoạt động trong trường hạ với các hoạt động truyền thống thiền môn được duy trì rất đáng biểu dương.

Thượng tọa mong rằng trong thời gian tới các cấp chính quyền huyện cũng sẽ tiếp tục quan tâm tạo mọi điều kiện để Phật giáo huyện đồng hành cùng chính quyền xây dựng những chương trình hành động đạt kết quả tốt trong tương lai, góp phần hộ quốc an dân.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày