Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN tổ chức khảo sát kiến trúc Phật giáo các tỉnh Nam Bộ

Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN khảo sát Kiến trúc Phật giáo các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ
Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN khảo sát Kiến trúc Phật giáo các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ
0:00 / 0:00
0:00

GNO - Từ 16 đến 25-9, Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN tổ chức chương trình khảo sát, nghiên cứu kiến trúc các ngôi chùa tiêu biểu tại một số tỉnh Nam Bộ để phục vụ hội thảo khoa học “Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – Thống nhất trong đa dạng” sắp tới.

Thượng tọa Thích Thọ Lạc hướng dẫn các thành viên trong đoàn tham gia khảo sát tại Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: Thanh Thủy

Thượng tọa Thích Thọ Lạc hướng dẫn các thành viên trong đoàn tham gia khảo sát tại Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: Thanh Thủy

Đây là hoạt động do Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN phối hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN, Viện Bảo tồn Di tích, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Hội Kiến trúc sư Việt Nam thực hiện.

Chương trình khảo sát do Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Văn hóa GHPGVN làm Trưởng đoàn; tháp tùng còn có Hòa thượng Bửu Chánh, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự; Phó Trưởng ban Thường trực; Thượng tọa Thích Minh Tiến, Phó Trưởng ban; Thượng tọa Thích Giác Nghi, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bạc Liêu; cùng chư tôn đức Ban Văn hoá Trung ương, các tỉnh thành.

Khảo sát tại tổ đình Thiên Thai, Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: Thanh Thủy

Khảo sát tại tổ đình Thiên Thai, Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: Thanh Thủy

Chuyến đi còn có các học giả: PGS.TS Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo; ông Tạ Quốc Khánh, Trưởng phòng Nghiên cứu Di tích và Bảo tồn Di tích (Viện Bảo tồn Di tích); bà Nguyễn Thị Thu Hoan, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử VN cùng các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học.

Được biết, đoàn sẽ tổ chức khảo sát, thu thập tư liệu hơn 40 ngôi chùa tiêu biểu gồm các ngôi chùa truyền thống cũng như xây mới của các hệ phái: Bắc tông, Nam tông, Khất sĩ, Thiền tông thuộc 11 tỉnh, thành miền Đông Nam Bộ và các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Kết quả nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng kiến trúc Phật giáo, di sản kiến trúc Phật giáo Việt Nam; tìm hiểu, nghiên cứu đặc trưng kiến trúc Phật giáo, sự thống nhất và đa dạng trong kiến trúc Phật giáo ở các vùng miền, hệ phái… làm cơ sở xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển kiến trúc Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Chụp ảnh lưu niệm tại Linh Sơn cổ tự - Ảnh: Thanh Thủy

Chụp ảnh lưu niệm tại Linh Sơn cổ tự - Ảnh: Thanh Thủy

Chương trình này là hoạt động hướng đến Hội thảo: “Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – Thống nhất trong đa dạng” sẽ tổ chức vào tháng 4-2023 tại Hà Nội và chuẩn bị tổng kết 5 năm, nhiệm kỳ VIII của Ban Văn hóa Trung ương.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1292 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Phật giáo Nam Phi: Quá trình chuyển đổi từ tôn giáo nhập cư đến một phần của xã hội đa văn hóa

GNO - Tuy chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XX, nhưng Phật giáo Nam Phi đã trải qua một hành trình dài với nhiều thăng trầm. Từ những dấu chân ban đầu với các nhà truyền giáo và thương nhân châu Á, Phật giáo dần hình thành và phát triển trong một xã hội đa sắc tộc và đa văn hóa.
Các diễn giả tham gia Đối thoại toàn cầu - Bodh Gaya lần thứ 7 tại hội trường Nalanda thuộc Trung tâm Quốc tế Tiến sĩ Ambedkar

Ấn Độ: Đối thoại toàn cầu Bodh Gaya lần thứ 7

GNO - Trong hai ngày 29 và 30-3-2025, tại New Delhi, Hội Deshkal kết hợp với Hội đồng các vấn đề thế giới Ấn Độ (Indian Council of World Affairs) đã tổ chức Đối thoại toàn cầu - Bodh Gaya lần thứ 7 tại hội trường Nalanda thuộc Trung tâm Quốc tế Tiến sĩ Ambedkar.

Thông tin hàng ngày