Báo Đất Việt đánh lận khái niệm “vị sư”

GNO - Vừa qua, báo điện tử Đất Việt - Diễn đàn của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật VN đã đăng bài viết Vị sư 'nổi nhất' Việt Nam, đã đánh lận khái niệm “vị sư” khi gọi ông là Khưu Văn Bảy (69 tuổi, ngụ quận 9, TP.HCM), một người sống tại tư gia, có vợ con.

images1313241_iMG_1597.jpg

Ông Khưu Văn Bảy tại tư gia - Ảnh: Đất Việt

Chúng tôi không nói đến việc báo Đất Việt tùy tiện bình chọn ‘nổi nhất’ Việt Nam, dù với mục đích gì, mà chỉ nói về việc đánh lận khái niệm “vị sư” trong bài viết trên.

Trong bài viết, tác giả cho biết là đã tìm đến tận nhà ông Bảy, nghe ông kể chuyện về cuộc đời, kể về con đường tình duyên của mình. Ông Bảy có sở thích về màu vàng. Nhà cửa, vật dụng, xe cộ, áo quần, cả đến nón bảo hiểm và giày dép… cũng đều một màu vàng. Đầu lại cạo lán, trang phục gần giống với kiểu cách của tu sĩ.

images1313242_iMG_1613.jpg

Ông nói ông có sở thích màu vàng - Ảnh: Đất Việt

Với cách lý giải của ông Bảy về sở thích lạ lùng này: “Có gì đâu, màu vàng là màu của nhà Phật, đó là cách tôi muốn tự nhắc nhở mình phải sống cho đúng đạo, không nên sân si chuyện gì, nên buông xả để tâm an lạc. Vả lại tôi nghĩ việc mình làm không vi phạm pháp luật và không gây khó chịu cho ai cả. Thậm chí nhiều người rất vui khi gặp tôi. Mình khiến người khác vui thì cũng làm cho cuộc sống ý nghĩa”, dẫn lại theo bài trên Đất Việt.

Nếu đúng như vậy thì chính sự vô tư của ông, dù không vi phạm pháp luật, dù không ai ngăn cấm, cái sở thích của ông Khưu Văn Bảy đã đã đi ngược lại với suy nghĩ trong sáng của ông. Ông đã vô tình làm tổn thương nhiều người Phật tử, trong đó có người viết bài này, khi hình ảnh của ông được truyền đi trên các trạng mạng với các lời bình khiếm nhã, ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh người xuất gia, các vị sư. Và như thế, cũng vô tình ảnh hưởng đến đạo Phật.

images1038504chaomoinguoi.JPG
images1038502ntuong1.JPG

Những hình ảnh ông Bảy trên phố gây sự phản cảm được cho là "vị sư" - Ảnh: Zing.vn

Cái lợi lạc trong việc mà ông nói, “Mình khiến người khác vui thì cũng làm cho cuộc sống ý nghĩa”, theo bài trên báo Đất Việt, thì chưa thấy mà cái hại đã có nhãn tiền cho hình ảnh của đạo Phật, lối sống mà ông ao ước từ khi tuổi mới ngoài 30, khi ông có nhân duyên gặp được một vị sư gợi cho ông về ý nghĩa của sự tu hành.

Nếu ông Bảy có ý niệm về tu tập, thích màu vàng, thì không nhất thiết phải có trang phục gần giống với kiểu thường phục của các vị sư như vậy. Và nếu tác giả Bảo Ân trong bài viết Vị sư 'nổi nhất' Việt Nam, có sự thận trọng của một người cầm bút, thì không tùy tiện, đánh lận khái niệm như đã nói. Điều này, thiết nghĩ Ban Biên tập báo Đất Việt cần xem xét để điều chỉnh, tránh làm tổn thương đến nhiều bạn đọc là người dân có tín ngưỡng đạo Phật.

Hy vọng những sự việc như thế này, Giáo hội không xem là “chuyện vặt ngoài đường”, “vàng thật không sợ lửa”… Mong thay!

Đông Thiền

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày