Báo Giác Ngộ số 1091: Ý nghĩa Tiêu tai kiết tường thần chú và những nội dung khác

Báo Giác Ngộ số 1091: Ý nghĩa Tiêu tai kiết tường thần chú và những nội dung khác
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Thần chú có phải là những âm thanh thiêng liêng không thể hiểu được hay không? Mời quý độc giả cùng đọc bài “Ý nghĩa Tiêu tai kiết tường thần chú” qua kinh nghiệm hành trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng.

Đó là nội dung trên chuyên mục Phật học trong số báo kỳ này.

Bên cạnh đó, tuần báo Giác Ngộ số 1091, phát hành ngày 5-3-2021 còn có các nội dung đáng quan tâm: “Cúng dường online” chỉ mới thử nghiệm, các chùa không được tự ý mở tài khoản ví MoMo để nhận cúng dường hay không? - Vấn đề thời sự được dư luận quan tâm trong thời gian gần đây.

Bìa tuần báo Giác Ngộ số 1091

Bìa tuần báo Giác Ngộ số 1091

- Nốt trầm trong Bài ca sư phạm, bài của tác giả Nguyên Cẩn trên mục Điểm nhìn;

- Phương pháp tu tập thiền định của Sa-môn Thích Giác Toàn, tiếp theo kỳ trước và hết.

- Bảy loại phước xuất thế gian, Quảng Tánh trích lời Đức Phật trên mục Từ những trang kinh;

- “Tôi là Phật tử, hiện có ý định sản xuất và kinh doanh bánh ngọt. Được biết những năm gần đây ở nước ta, số người bị bệnh tiểu đường tăng lên rất nhiều. Tôi không có đủ trình độ để làm những nghề càng làm càng có phước như thầy thuốc, thầy giáo, chỉ mong làm nghề nuôi sống gia đình và không mang tội nên tôi muốn hỏi, nghề làm bánh ngọt này có tà mạng, có phạm tội gây bệnh tiểu đường cho người dùng không? Nếu không thì nghề này có phước gì không? Vấn đề của bạn đọc quan tâm được trả lời trên mục Tư vấn;

- Những vị thần trở về, viết về những nghĩa cử đẹp của các nhà sưu tập cổ vật, rất đáng tôn vinh trong tệ nạn chảy máu di sản, cổ vật như hiện nay. Bài của tác giả Cao Huy Hóa;

- Góc an trong đời - Về một Sài Gòn thấm đẫm tình người của tác giả Chánh Quán; Nắng đã lên, hoa đã nở... tản mạn của Thích Thanh Thắng; Lưu dấu thanh xuân nơi tuyến đầu chống dịch - Các bạn trẻ chia sẻ những cảm xúc rất thật của mình khi tham gia phục vụ ở tuyến đầu, các trung tâm cách ly Covid-19; Người Phật tử trên thế giới ứng phó với đại dịch như thế nào? ở mục Quốc tế; Cùng truyện ngắn của Nguyễn Như Mây: Thầy giáo già tội nghiệp; Ý kiến bạn đọc: Ngôi chùa đẹp nhất thực sự là ngôi chùa nào…

Bạn đọc có thể đăng ký các ấn phẩm của Báo Giác Ngộ TẠI ĐÂY.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày