Báo Giác Ngộ số 1254: Mùa Phật đản nhiều hỷ lạc

0:00 / 0:00
0:00

GNO - Đó là cảm xúc, niềm hạnh phúc của số đông Phật tử khi hòa chung không khí đón Phật đản Phật lịch 2568. Hạnh phúc không chỉ đến trong những công việc như thiết trí lễ đài Phật đản, tham gia lễ rước Phật và Tắm Phật, mà còn đến từ những hành động lan tỏa yêu thương, chăm sóc vườn tâm của người Phật tử.

Mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung bài viết trên mục Văn hóa - Báo Giác Ngộ số 1254, ra ngày 31-5-2024.

Bìa Báo Giác Ngộ số 1254 - Ảnh: Quảng Đạo

Bìa Báo Giác Ngộ số 1254 - Ảnh: Quảng Đạo

- Mục Phật học: Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc phần tiếp theo bài giảng "Ý nghĩa thí dụ gã cùng tử trong kinh Pháp hoa" của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng; "Lời nguyện soi đường" (Lưu Đình Long).

- Chuyên mục Từ những trang kinh: "Ba loại bệnh của người tu", tác giả Quảng Tánh.

- Ngày 16-5-2024, GHPGVN ban hành Công văn số 151/HĐTS-VP1 về việc người được mạng xã hội gọi là “Sư Thích Minh Tuệ” không phải là tu sĩ Phật giáo. Liền đó, trên mạng xã hội có khá nhiều ý kiến phản biện GHPGVN đã sai, bởi “Sư Thích Minh Tuệ” là người cạo tóc đi tu, học theo hạnh của Đức Phật thì dĩ nhiên là tu sĩ Phật giáo. Vậy chính xác, thế nào là tu sĩ Phật giáo?. Thắc mắc này của bạn đọc sẽ được Tổ Tư vấn giải đáp trên Báo Giác Ngộ số 1254.

- Chuyên mục Bạn trẻ: Đem lòng thành dâng hoa cúng Phật (Gia Hân).

- Các chuyên mục khác: "Chánh ngữ khi sử dụng mạng xã hội" (Tâm Tuệ dịch); "Ngồi ngắm hoàng lan" (Truyện ngắn Hoàng Khánh Duy); "Nhớ nhà" (Tạp bút Phi Tân); Thơ của Dương Thắng, Tuệ Đan, Trần Anh Dũng... cùng những tin tức Phật giáo nổi bật.

Độc giả có thể đặt Báo Giác Ngộ TẠI ĐÂY.

Quét QR Code để tải App Báo Giác Ngộ cho chiếc điện thoại của mình
Quét QR Code để tải App Báo Giác Ngộ cho chiếc điện thoại của mình

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày