Bao sái bát hương theo quan niệm Phật giáo

GN - HỎI: Ban thờ nhà tôi có ba bát hương. Gn đây, bát hương giữa bị cháy gần hết chân nhang. Sau đó tôi thp hương xin phép rút hết chân nhang đem hóa. Sắp tới tôi muốn bao sái bát hương. Xin hỏi về cách bao sái bát hương theo quan niệm dân gian. Phật giáo bao sái bát hương theo cách nào?

Gi
a bát hương thần linh tôi có cắm một cây đ để thắp hương vòng. Vậy có cần để yên hoặc cất đi, mỗi lần đt hương vòng mới đem cắm lại có được không?

(MINH CHÂU, minhduc24311@gmail.com)

bathuong.jpg


Việc bao sái bát hương tùy theo quan niệm, tập tục của mỗi vùng miền - Ảnh minh họa

ĐÁP: Bạn Minh Châu thân mến!

Việc bao sái bát hương tùy theo quan niệm, tập tục của mỗi vùng miền mà có cách thức khác nhau. Vì thế, nếu bạn muốn bao sái bát hương đúng theo phong tục quê nhà thì nên tìm “thầy” để được hướng dẫn (Nếu là Phật tử thì bạn cần tránh những bày vẽ mang màu sắc mê tín dị đoan).

Phật giáo cũng có cách bao sái bát hương nhưng hoàn toàn khác với phong tục dân gian. Bát nhang, theo quan niệm Phật giáo, chỉ là vật để cắm nhang cúng Phật, cúng ông bà nên không hề kiêng cữ mà mỗi ngày đều vệ sinh bàn thờ, thay nước, quét dọn tàn nhang, lau chùi bát nhang, rút bớt chân nhang, nếu cát cũ thì thay mới, nói chung là bàn thờ luôn sạch sẽ, tôn nghiêm. Cây đỡ để thắp hương vòng cũng vậy, khi không sử dụng nữa thì đem cất, khi cần thì cứ mang ra sử dụng bình thường.

Chúc các bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày