GNO - Một năm rưỡi sau trận động đất khổng lồ phá hủy hàng trăm di tích lịch sử quý giá, Nepal hôm 22-11, đã kỷ niệm việc trùng tu di tích Phật giáo mang tính biểu tượng ở Kathmandu.
Các nhà sư đã thực hiện nghi lễ trì chú, sái tịnh, nhiễu tháp
Tháp Boudhanath, một trong những di sản UNESCO ở Nepal đã bị hư hỏng nghiêm trọng trong một trận động đất năm ngoái, đã được mở cửa trở lại cho công chúng vào thứ Ba này sau khi hoàn thành việc tái thiết.
Thủ tướng Pushpa Kamal Dahal hay còn gọi là Prachanda, khánh thành bảo tháp Boudhanath cao 36 mét trước công chúng ở Kathmandu, đã cảm ơn Ấn Độ cũng như Trung Quốc đã mở rộng hỗ trợ tài chính cho việc xây dựng lại ngôi tháp Phật giáo cổ này.
Bộ trưởng nội các, các quan chức chính phủ cấp cao và các nhà ngoại giao nước ngoài đã có mặt tại lễ khai trương.
Bảo tháp Boudhanath là di sản đầu tiên được cải tạo sau trận động đất tàn phá Himalaya vào 25-4 năm ngoái.
Trận động đất làm chết hơn 9.000 người, khiến hàng nghìn người bị thương và phá hủy hoặc làm hư hại một số lượng lớn các tòa nhà. Việc tái tạo, bắt đầu 2 tháng sau trận động đất và được hoàn thành vào đầu tháng này với giá 2,1 triệu USD.
Việc cải tạo nâng cấp các di sản khác vẫn đang được tiến hành hoặc trong giai đoạn đầu, nhà chức trách cho biết. Các nhà sư đã thực hiện nghi lễ trì chú, sái tịnh sau khi hoàn thành trùng tu vào ngày 18-11.
Boudhanath - bảo tháp lớn nhất ở Nepal, được coi là ngôi tháp linh thiêng nhất của Phật giáo Tây Tạng bên ngoài Tây Tạng, khiến ngôi tháp trở thành trung tâm văn hóa Tây Tạng tại Kathmandu. Hàng ngàn du khách trong nước và quốc tế đến thăm ngôi tháp này hàng năm.
Văn Công Hưng
(theo IANS)