"Bắt bệnh" giận

GNO - Vâng ai cũng một lần giận. Người này giận người kia. Vợ giận chồng, mẹ giận con, anh giận em, hàng xóm giận hàng xóm…Giận mang tính hơn thua, giận để hạnh phúc nhân đôi của vợ chồng hay những người yêu nhau. 

--Hapi.Vn_GianHon.jpg

Giận hờn làm người ta xa nhau hơn - Ảnh minh họa

Nhưng chẳng may đối phương không hiểu thành ra tình huống khó xử. Giận cho biết tay nhau… Nhưng làm sao để bớt giận, không giận là chuyện khó. Vì không phải là người tu nên kiềm chế cơn giận có phần khó khăn. Biết tác hại của cơn giận rất khó lường: Tình giữa hai bên sứt mẻ, đôi khi thương tật để lại trên thân thể suốt đời, đôi khi cuộc đời kết liễu nhưng người ta vẫn giận. Vâng làm sao tránh?

Nhớ rằng: Một chút lửa ân đốt tan cả rừng công đức. Nên đừng vì một chút giận hờn mà ý-khẩu-thân khởi lên những tư tưởng xấu, ác, "đốt" hết những thiện lành mà ta đã gieo tạo suốt một thời gian dài, một đời, thậm chí nhiều đời...

Khi thì mình chủ động gây hấn với người ta, khi thì người khơi gợi điều làm mình giận, khi thì giận lâu lắm nhưng không ai nói ra chỉ một que diệm nhỏ làm “trái bom” nổ. “Bom giận” nổ thì tai hại khó lường. Ta cố gắng bỏ qua cơn giận ở phía ta, ta khó lòng tránh “trái bom” to kềnh mà đối phương cố tình gài. 

Làm sao cơn giận hạ hỏa, làm sao để hậu quả sau cơn giận sẽ là con số gần bằng không. Vâng, gần bằng không vì sau cơn giận mỗi người không trách mình và có thể thông cảm với mình chút gì đó. Vì chén nước đổ làm sao hốt lại được. 

Có người khuyên: Khi cơn giận lên thì mình đừng làm gì hết, bất động. Khi cơn giận lên ngút trên tận đỉnh đầu, hai tai ù đi, mắt nhìn đâu cũng thấy người người có lỗi, và ta bị thiệt thòi vô số kể thì làm sao mà im, bất động được… Hai mắt đỏ, hai má cũng đỏ, cái miệng mím chặt, khi há ngoác “tung” ra ngàn điều khó nghe và không có trong tự điển…

Theo thầy Minh Niệm, tác giả cuốn “Hiểu về trái tim” thì ta phải bằng mọi cách thoát ly khỏi cơn giận và ra ngoài dạo dưới đường râm mát, hay ngồi im trong phòng. Vâng, điều đầu tiên là ta đào tẩu khỏi hiện trường ngay lập tức và không tính toán hơn thiệt. Thực tập, khi giận mình đã chạy ra quán nước đầu hẻm bỗng thấy không khí khác hẳn. Một ly nước (Không bao giờ là rượu vì rượu là chất có tác dụng làm đám cháy lớn, trái bom nổ to hơn) sẽ làm ta hạ hỏa. Không “phun” chuyện gì mới xảy ra. Cứ ngồi nghe người ta “tám,” và tự nhiên ta thấy điều ta cần làm. Hãy rút khỏi cơn giận mang tính “ruồi” ấy đi. Đời còn nhiều chuyện vui hơn sao ta cứ ôm “trái bom” ấy là sao.

Hoặc vào phòng riêng đóng cửa lại. Bình tâm nhìn lại ta thấy mình cũng có lỗi. Dù lỗi không phải mình cũng nhịn. Một sự nhịn là chín sự lành. Lành không mất tình, lành ta người không cố chấp…

Vâng từ đây ta rút khỏi hơn thua và mọi việc được giải thích bằng nhiều cách. Bằng đối thoại, bằng thư tín, bằng ngừơi hoà giải…và cũng có 1.001 cách hoà giải. Miễn ta muốn bỏ không so đo. 

Thiền sư Nhất Hạnh khuyên nên có cuộc đối thoại để hai bên hiểu nhau hơn. Vâng, đối thoại là điều vô cùng cần thiết. Bình tĩnh để đối thoại. hiểu nhau, nhường nhau để tình thân ở lại. Vì thế giới này luôn thay đổi và con người ta cũng thay đổi từ thân thể đến tư tưởng mà. Đá còn mòn huống chi đời ta không đổi thay.

Tức giận và bệnh tim

Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên Cứu Stress ở Stockholm, Thuỵ Điển cho biết, những người kìm nén cơn giận sẽ có thể làm gia tăng gấp đôi nguy cơ xảy ra những cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Nghiên cứu đã khảo sát 2.755 người đàn ông ở độ tuổi trung bình 41 tuổi khoẻ mạnh ở thời điểm bắt đầu cuộc thí nghiệm vào năm 1992.

Đến năm 2003, có tất cả 47 người trong số này đã chết vì bệnh tim.

Qua phân tích những dữ liệu về sức khoẻ của những người này trong khoảng 10 năm tiếp theo sau, đặc biệt là cách hành xử của họ trước những bất đồng với cấp trên hoặc đồng sự, người ta thấy những người thường chịu đựng, kìm nén cơn tức giận, người chọn thái độ im lặng hoặc bỏ đi, có nguy cơ gia tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tim so với người phản kháng trực tiếp.

Khảo sát cũng cho biết, người bị nhức đầu, đau dạ dày hoặc nổi giận vô cớ ở gia đình không có tình trạng gia tăng nguy cơ các cơn đau tim.

Theo Gia Đình

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày