Beompae - Tụng ca của Phật giáo Hàn Quốc

Beompae - Tụng ca của Phật giáo Hàn Quốc

Beompae là thể loại tụng ca được sáng tác dựa vào những lời dạy thiêng liêng của Đức Phật, được diễn xướng trong các nghi lễ đặc biệt ở những ngôi chùa. Chúng có giá trị dung nhiếp nhuần nhuyễn giáo lý của Đức Phật thông qua ý nghĩa của những hành động từ thân, khẩu và ý.

Năm 2004, trong năm ngày của Fesetival,  beompae được trình diễn tại Nhà hát quốc gia Hàn Quốc ở Seoul .

Có một vài giả thiết khác nhau về nguồn gốc của beompae. Một giả thuyết cho rằng, có thể beompae bắt nguồn từ sự tận hiến âm nhạc của một vị Bồ tát ở hội Linh Sơn. Ngoài ra nó còn được xem là tác phẩm của Tsao Chih (192-232), tương truyền là ông được truyền cảm hứng từ những âm thanh vi diệu của thiên nhiên, những âm thanh vi diệu đó ông đã từng nghe khi ở Ngư Sơn (Yushan).

Thêm một số điểm đáng chú ý khác, tụng ca Phật giáo đã được sử dụng trong triều đại nhà Ngô (Trung Quốc), Zhiqian đã soạn một bản beompae. Kang Seng-hui cũng đã viết những bản tụng ca Phật giáo, và nó đã được dân chúng yêu thích ở miền Nam , Trung Quốc. Sau đó bản tụng ca này được thiền sư Seon-Jingam (vương quốc Silla), người đã nghiên cứu triều đại nhà Đường (Trung Quốc) đưa vào Hàn Quốc. Sau chuyến trở lại Silla của mình, thiền sư Seon-Jingam đã dạy âm nhạc ở chùa Ssanggye, nơi mà nghệ thuật này được đón nhận nhiệt tình bởi những nhà sư, trí thức triều đình, và nó đã làm thỏa mãn khát khao cho nhiều học giả.

Beompae có thể được chia làm ba phần chính: “Anchaebi” là lời kinh văn, “Baggatchaebi” là phần vịnh ngắn và vịnh dài, và “Hwacheong” là phần nghi lễ cổ xưa của Phật giáo.

Anchaebi là phần âm nhạc nghi lễ cốt lõi dễ hiểu nhất của “yuchiseong”. Bao gồm phần ca ngâm để chuẩn bị cho việc thể hiện chân dung Đức Phật vừa trang nghiêm vừa tha thiết; phần “chak-uiseong” - ca ngâm mô tả giáo lý của Đức Phật và trí tuệ của Ngài; phần “pyeon-gaeseong” - ca ngâm tán dương đức hạnh và học thuyết của Đức Phật; phần “gaetagseong” - ca ngâm hợp tấu với một cái mõ gỗ. Những lời ca của anchaebi được viết bằng chữ Hán. Ngược lại baggatchaebi, nó hình thành một chuỗi chặt chẽ những âm thanh ngắn với bốn hay sáu âm tiết mỗi dòng. Thông thường một vị kinh sư hay vị chủ sám trình diễn tác phẩm trong suốt buổi lễ.

Baggatchaebi là một khúc ngâm được soạn bằng chữ Hán theo thể thơ tứ tuyệt, trong khi anchaebi là phần đọc lời cầu nguyện được viết trong các tác phẩm kinh văn. Baggatchaebi được vịnh ngâm như là một cao trào chuẩn bị kết thúc cho anchaebi, hoặc như là câu kệ tóm tắt nghi lễ sau quá trình trình diễn. Một cách tổng quát, baggatchaebi là cơ sở  logic của beompae. Đặc trưng của baggatchaebi là nét đặc biệt của cường độ âm thanh uốn lượn trầm bổng ở trường độ cao, vì vậy, chúng mới thu hút sự chú ý của công chúng trong quá trình của buổi lễ. Bầu không khí của buổi lễ này dâng tới đỉnh điểm cao trào khi những vũ điệu Phật giáo của buổi lễ hợp nhất, hòa quyện bằng những điệu múa như: nabimu (seungmu, vũ điệu bướm bay), baramu (điệu múa với chũm chọe) và beopgomu (điệu múa với trống).

Cuối cùng, giai điệu du dương của hwacheong thì lại đơn giản cho công chúng theo dõi, kịp hiểu. Hơn nữa, phần này được soạn dựa trên ngôn ngữ bản địa Hàn Quốc, nên công chúng bình thường (không phải nhà sư, hay học giả) có thể hiểu được nghĩa của nó một cách dễ dàng. Ví dụ, hoesimgok (một bài hát khuyên mọi người bảo vệ đời sống yêu thương) có hai phần: một phần giảng cho người đang sống, phần còn lại giảng cho những người đã chết, và được hát bằng tiếng Hàn thuần túy bởi một vị kinh sư.

Đặc biệt, hwacheong có quan hệ mật thiết với những bài hát dân gian trong phạm vi nhất định như: kỹ thuật hát, thể thơ, sự phát âm và cấu trúc nhịp nhàng. Bởi vì sử dụng những yếu tố ngôn ngữ, tập quán Hàn Quốc trong văn bản âm nhạc, nên hwacheong bắt nguồn từ sự cố gắng làm đơn giản hóa Phật pháp cho công chúng bình thường dễ hiểu.

Trong beompae, âm nhạc hòa quện giữa bài hát, tụng ca, độc tấu nhạc, hoán chuyển lẫn nhau bằng hợp xướng.

Xưa kia, có rất nhiều bài tụng ca, tuy nhiên, ngày nay chỉ còn lại vài bài. Một số nhà sư đã bỏ thời gian để nghiên cứu loại nghệ thuật cổ xưa này. Hiện nay, một số vở kịch đương thời có ảnh hưởng của nghệ thuật này, nhưng không đầy đủ so với những bài tụng ca cổ. Gần đây, những bài beompae được trình diễn trên sân khấu một cách thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, những bản hát nói độc đáo bằng tiếng Hán và Sanskrit cũng được mang về Hàn Quốc, nhưng ngày nay, một số đã được đọc và viết lại bằng tiếng Hàn. Thể nhạc này, một cách đồng thời, hoằng dương Phật pháp qua những buổi lễ bằng hiệu quả của thính giác và thị giác. Những bài tụng ca thật tuyệt vời, luôn phát khởi tín tâm trong cộng đồng Phật giáo.

Sau đây là một số hình ảnh:

hanquoc 2.jpg
hanquoc 3.jpg
hanquoc 4.jpg
hanquoc 5.jpg
hanquoc 6.jpg
hanquoc 8.jpg
hanquoc 9.jpg
hanquoc 10.jpg
hanquoc 11.jpg
hanquoc 13.jpg
hanquoc 14.jpg
hanquoc 16.jpg
hanquoc 17.jpg
hanquoc 18.jpg
hanquoc 20.jpg
hanquoc 21.jpg
hanquoc 22.jpg
hanquoc 23.jpg
hanquoc 26.jpg

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày