Bình Dương: Đại đức Thích Tắc An làm Trưởng ban Trị sự huyện Dầu Tiếng

Đại hội đại biểu Phật giáo huyện Dầu Tiếng lần thứ V diễn ra tại tịnh xá Ngọc Thọ
Đại hội đại biểu Phật giáo huyện Dầu Tiếng lần thứ V diễn ra tại tịnh xá Ngọc Thọ
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Đại hội đại biểu Phật giáo huyện Dầu Tiếng lần thứ V, nhiệm kỳ 2021-2026 đã chính thức diễn ra ngày 9-4, tại hội trường Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN huyện – tịnh xá Ngọc Thọ (thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng).
Nhận Bằng khen của Ủy ban Nhân dân tỉnh

Nhận Bằng khen của Ủy ban Nhân dân tỉnh

Thay mặt Ban tổ chức đại hội, Đại đức Thích Thiện Hòa, Ủy viên Ban Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN huyện Dầu Tiếng phát biểu khai mạc và chào mừng chư tôn đức Giáo phẩm, chính quyền các cấp và đại biểu về tham dự Đại hội đại biểu Phật giáo lần thứ V; Khẳng định công tác Phật sự huyện nhà ngày càng phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động, vững mạnh.

Đại đức Thích Thiện Thanh báo cáo tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ IV (2016 -2021) cho biết, 5 năm qua Giáo hội Phật giáo huyện nhà hoàn thành tốt các công tác Phật sự quan trọng trên các lĩnh vực: Hoằng pháp, Hướng dẫn Phật tử, Nghi lễ, Giáo dục, công tác từ thiện xã hội đạt hơn 13 tỷ đồng.

Quang cảnh đại hội

Quang cảnh đại hội

Theo báo cáo, toàn huyện có 55 vị Tăng Ni, 21 cơ sở thờ tự trong đó gồm có 16 chùa và 5 tịnh xá. Bên cạnh đó, Thường trực Ban Trị sự huyện thường xuyên duy trì cuộc họp định kỳ hàng tháng và chỉ đạo các cơ sở tự viện thực hiện nghiêm các thông tư, thông bạch của Trung ương và chỉ đạo của BTS Phật giáo tỉnh đề ra, từng bước củng cố các hoạt động hành chính đi vào nề nếp theo đúng quy định của Pháp luật và Hiến chương Giáo hội.

Phật giáo huyện Dầu Tiếng đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ V (2021-2026) chú trọng đến việc thành lập cơ sở tôn giáo trực thuộc, điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung tại những địa phương chưa có cơ sở tự viện hoặc những nơi có nhu cầu tín ngưỡng Phật giáo, sẽ tập trung đẩy mạnh sinh hoạt các ngành quan trọng như: Tăng sự, Hoằng pháp, Giáo dục, Hướng dẫn Phật tử, Văn hóa, Từ thiện xã hội và Thông tin - truyền thông…, một cách sáng tạo, phát triển bền vững trên mọi lĩnh vực, đạt hiệu quả cao.

Chư Tăng Ni nhận Bằng khen cho những đóng góp trong nhiệm kỳ qua

Chư Tăng Ni nhận Bằng khen cho những đóng góp trong nhiệm kỳ qua

Dịp này, Hội đồng Trị sự GHPGVN, Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh và Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, Ủy ban Nhân dân huyện Dầu Tiếng trao tặng Bằng Tuyên dương công đức, Bằng khen cho tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc trong nhiệm kỳ 2016-2021. Đại diện lãnh đạo chính quyền tỉnh và địa phương đã trao tặng cờ Tổ quốc cho đại diện 21 cơ sở tự viện.

Đại đức Thích Thiện Hòa đã tuyên bố mãn nhiệm kỳ IV (2016-2021). Tiếp đó, Tiểu ban Nhân sự trình danh sách dự kiến Ban Trị sự GHPGVN huyện Dầu Tiếng nhiệm kỳ V (2021-2026), gồm 13 thành viên.

Hòa thượng Thích Huệ Thông lấy ý kiến biểu quyết của đại biểu thông qua danh sách nhân sự

Hòa thượng Thích Huệ Thông lấy ý kiến biểu quyết của đại biểu thông qua danh sách nhân sự

Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Chánh Văn phòng II Trung ương Giáo hội, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương lấy ý kiến biểu quyết của đại biểu thông qua danh sách nhân sự gồm 13 vị do Đại đức Thích Tắc An làm Trưởng ban.

Đại đức Thích Tắc An cùng thành viên tân Ban Trị sự huyện Dầu Tiếng ra mắt đại hội

Đại đức Thích Tắc An cùng thành viên tân Ban Trị sự huyện Dầu Tiếng ra mắt đại hội

Phát biểu tại đại hội, ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Dầu Tiếng, đạo từ của Hòa thượng Thích Huệ Thông đã ghi nhận, đánh giá cao những thành tựu đạt được của Ban Trị sự huyện nhiệm kỳ 2016-2021. Đồng thời, đặt kỳ vọng với nhân sự trẻ, nhiều sáng tạo nhiệm kỳ 2021-2026, tân Ban Trị sự huyện Dầu Tiếng sẽ hòa hợp, đoàn kết, cố gắng thực hiện những nhiệm vụ đặt ra tại đại hội đem đến những thành tựu mới.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.
Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.

Thông tin hàng ngày