“Bình ổn” lòng dân

GN - Nhiều thông tin báo chí cuối năm đã làm hàng triệu người lo lắng. Bởi bên cạnh nỗ lực của Chính phủ với nhiều biện pháp “bình ổn giá”, đặc biệt với các mặt hàng nhu yếu phẩm, để có đủ hàng hóa phục vụ Tết cho người dân, thì những vụ việc tiêu cực gây tổn hại cho cuộc sống do lòng tham của một số người gây nên, như một loại dịch bệnh. Mức độ nguy hại có thể nói còn hơn cả hiện tượng triều cường, lũ lụt…Đến cả người xuất gia ăn chay như chúng tôi cũng không khỏi bàng hoàng…

IMG_0925.jpg

Hàng ngàn tấn thực phẩm hư thối được vận chuyển vào TP.HCM như thế này,
và không biết bao nhiêu tấn nữa đã qua mắt nhà chức năng? (Ảnh TTO)

Thử điểm lại vài tin trên các báo: “…Tại TP.HCM, 9 tháng đầu năm 2011, có khoảng 74.000 tấn thịt đông lạnh nhập về các cảng trong thành phố, trong đó 150 tấn thịt đùi gà, thịt gà xay không đạt chất lượng buộc phải tái xuất. Gần như ngày nào cũng có vụ việc vi phạm bị phát hiện, nhiều lô hàng, khi mở nắp thùng ra, bên trong đã đổi màu, bốc mùi hôi thối, tím tái, da xuất huyết, phủ tạng xuất huyết” (VietnamNet.net); rạng sáng 20-12, Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông Rạch Chiếc (TP.HCM) phát hiện ba vụ vận chuyển thịt heo lậu lớn với trọng lượng trên 1,6 tấn. Phần lớn số thịt heo này đã chuyển màu, bốc mùi hôi thối...” (Tuổi Trẻ); và mới đây thôi, “Ngày 4-1, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an Hà Nội phối hợp với lực lượng quản lý thị trường phát hiện hai kho hàng xương, đuôi bò, nội tạng bốc mùi hôi thối có trọng lượng lên tới 30 tấn. Toàn bộ số hàng này chuẩn bị được vận chuyển vào các tỉnh phía Nam”. (Tuổi Trẻ). Trên báo Thanh Niên tuần vừa qua cũng có loạt phóng sự về vụ việc xảy ra tại TP.HCM, đó là công nghệ “ảo thuật” - biến xăng dầu bẩn thành xăng dầu “sạch”, pha trộn bán cho người dân sử dụng mà không nghĩ đến những nguy hại trực tiếp cho phương tiện, máy móc của người sử dụng,  hơn nữa để lại những hậu quả khôn lường cho môi trường, vì trong quá trình nấu, pha chế sẽ liên tục thải ra bầu không khí những khói thải độc hại mà không hề qua bất kỳ hệ thống xử thải nào…

Không ai không giật mình trước những thảm họa này. Và trên cũng chỉ là điểm vài tin, còn nếu liệt kê ra thì, nói như một nhà giáo “Sáng ra đọc mấy tin như vậy thấy bải hoải cả người!” Và đó cũng chỉ là những vụ việc được phát hiện, còn những vụ việc “êm xuôi” thì chưa kể đến và khó có thể kể được vì những chiêu thức “phù thủy” biến thực phẩm thối thành món ăn cho người dân, cho sinh viên, công nhân ở các khu công nghiệp… Giá cả các nhu yếu phẩm liên tục leo thang, nhất là dịp Tết, tiền lương không theo kịp do kinh tế khó khăn, nên người dân không có sự lựa chọn nào khác, đành “thôi thì…” nhắm mắt làm ngơ về chất lượng, dù tâm trạng đầy băn khoăn.

Người phương Tây có câu: “Bạn là những gì bạn ăn” (you are what you eat). Từ thực phẩm như thế, nhiều bệnh lạ phát sinh, bệnh tật hiểm nghèo ngày càng nhiều, sức khỏe, chất lượng sống của con người sẽ bị ảnh hưởng như thế nào, hẳn chúng ta hiểu.

Về mặt tinh thần, trước sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại, gây hủy hoại đạo đức lối sống cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng. Các trò chơi điện tử đầy tính bạo lực, thiếu lành mạnh, kích thích dục vọng, ảo tưởng cá nhân, ích kỷ, hoài nghi các giá trị sống hiền đẹp… đang tác động một cách mạnh mẽ lên trí óc của tuổi trẻ, làm khô cằn đời sống tâm hồn, mất sự cân bằng trong đời sống… Hàng loạt các vụ án nghiêm trọng, thậm chí cả giết người vì những lý do rất vu vơ, như chỉ vì một ánh mắt “nhìn đểu”, va quẹt xe… trong giới trẻ, vị thành niên ngày càng nhiều là mối lo rất lớn cho tất cả chúng ta.

Sử dụng những thực phẩm thối, hư; tác động nguy hiểm và lâu dài của những sản phẩm văn hóa độc hại ảnh hưởng đến chất lượng sống của con người như thế nào, hẳn ai cũng hiểu. Hiểu nhưng tại sao họ vẫn kinh doanh, vẫn làm điều đó? Là do lòng tham vô đáy của con người. Động cơ tham lam vô độ khiến người ta làm những việc bất nhân, không còn lương tri. Vì đồng tiền, người ta đã quên đi mạng sống của người khác, của cả ngay những con cháu của mình, bất chấp đạo lý, pháp luật.

mhxangdomchuan_3d681.gif

Cần có giải pháp thực tế để "bình ổn" lòng dân (Minh họa: Ngọc Diệp)

Và cũng phải nói đến những biện pháp ngăn, phòng, chống đối với những vụ việc gây hại nghiêm trọng như thế đã được Nhà nước quan tâm sâu sắc, qua những Chỉ thị số 46/-CT/TW ngày 27-7-2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, MTTQVN cũng tổ chức triển khai nhiều cuộc họp cũng như lời kêu gọi các ban ngành, đoàn thể tham gia, nhưng giải pháp thì chưa triệt để, chưa hiệu quả. Như vậy, chắc chắn những chỉ thị đúng đắn khó có thể đi vào thực tiễn đời sống, khó có thể loại trừ, nhổ tận gốc rễ những tệ nạn nguy hiểm liên quan đến chất lượng sống của hàng triệu người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của đất nước.

Thiết nghĩ, chúng ta cần có những quy định pháp lý nghiêm khắc hơn nữa. Những vụ việc như kinh doanh thực phẩm hư, thối; chế biến xăng dầu bẩn rồi pha trộn bán cho người tiêu dùng, sản phẩm văn hóa độc hại… cần phải được quan niệm lại, xét mức độ và phạm vi, thời gian ảnh hưởng của chúng để có những biện pháp răn đe thích đáng, nghiêm khắc hơn nữa.

Chúng ta cần học tập chính sách về vấn đề này ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Chẳng hạn như ở Singapore. Chúng ta cần có các biện pháp chế tài mạnh mẽ. Không thể làm ngơ trước chất lượng sống về thân thể và tinh thần của hàng triệu người dân bị ảnh hưởng xấu bởi vì một số người hành động theo sự dẫn dắt của lòng tham vô đáy như vậy được. Không thể chấp nhận việc ý thức con người bị che mờ, bị “thui chột cùng tận” như vậy, chỉ chủ quan biết rằng lô hàng này bán đi thì mình thu được bao nhiêu lợi nhuận, mà không nghĩ đến người tiêu dùng - bà con đồng bào mình - sẽ bị di hại đến mức nào! Rõ ràng, những loại “thịt thối”, “dầu bẩn”, “văn hóa độc hại”… là những loại vi trùng, những dịch bệnh đang ngấm dẫn, xâm hại cuộc sống của con người. Điều “bi kịch” ở đây là chúng không phải đến từ thiên tai mà là nhân họa - lòng tham của con người tạo nên, rồi làm hại chính mình, để lại di hại lâu dài cho thế hệ tương lai của đất nước, cho môi trường sinh thái. Điều đó là không thể chấp nhận được.

Trong Phật giáo, theo tinh thần Bồ tát đạo, nếu vì lợi ích của số đông, lợi ích lâu dài và hiền đẹp, người ta có thể thực hiện những điều vượt lên luân lý bình thường. Tư tưởng đó được thể hiện qua câu nói ẩn dụ quen thuộc: “Sát nhất miêu, cứu vạn thử”. Trong bối cảnh ấy, việc làm vì lợi ích của số đông và lâu dài được xem là điều thiện, nên làm. Trong lịch sử dân tộc, đối với các vị Phật tử là quân vương, nhà lãnh đạo, tướng lĩnh…, tư tưởng đó được thể hiện một cách sinh động, tùy giai đoạn và những yêu cầu khách quan khác nhau. Đó là cách để “bình ổn” lòng dân - làm cho đời sống nhân dân được an ổn, giảm bớt những lo lắng. Chúng ta đã nhận thức tầm quan trọng của vấn đề, chỉ còn giải pháp và lòng quyết tâm, vì nhân dân, vì tương lai của dân tộc, đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày