Rồng trong văn hoá Việt

GNO - Chiều 5-2-2012, nhà nghiên cứu - Cư sĩ Trần Đình Sơn, Phó ban Văn hoá TƯGH đã có buổi thuyết trình về đề tài "Rồng trong truyền thống văn hoá Việt Nam" tại Trung tâm Văn hoá Phật giáo Liễu Quán, TP.Huế. Chư tôn đức, các nhà nghiên cứu và đông đảo người trẻ đã đến dự.

img_3040_jpg.jpg

Nhà nghiên cứu - CS.Trần Đình Sơn

Theo đó, diễn giả đi từ Rồng trong thời huyền sử Lạc Long Quân đến nhà Nguyễn, đã cung cấp những thông tin liên quan đến sự hưng thịnh của đất nước qua hình tượng Rồng của từng thời đại.

img_3043_jpg.jpg

Từ truyền thuyết Lạc Long Quân cưới con gái vua Đế Lai là Âu Cơ sinh ra trăm người con trai thành Bách Việt. Lạc Long Quân truyền ngôi cho con trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương truyền nối được 18 đời, kéo dài 2.622 năm.

img_3042_jpg.jpg

Đông đảo chư Tăng Ni, người quan tâm đã đến dự

Đến Rồng thời Lý (1010-1225), diễn giả Trần Đình Sơn cho hay hiện nay chỉ phát hiện được rồng Lý chạm khắc trên đá, đất nung dùng để trang trí, kiến trúc, không thấy xuất hiện trên các loại đồ gốm như chén, bát, thạp, chậu... phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Nhưng đến thời Trần (1225-1413) thì đã phổ biến nên nghệ nhân sáng tạo ra nhiều kiểu dáng phong phú phục vụ cho nhu cầu xây dựng các công trình kiến trúc đình chùa nhân gian.

picture3_jpg.jpg

Rồng thời Trần

Đến thời Lê sơ (1428-1526), Rồng được xem là biểu tượng độc quyền của vua chúa chịu ảnh hưởng triều Minh - Trung Quốc, cấm hẳn dân gian sử dụng. Do đó, đồ án Rồng phải thay đổi cho phù hợp với tư tưởng quân chủ Nho giáo. Đầu có hai sừng dài như sừng hươu, mắt lồi to, mũi nở lớn như mũi sư tử, tai như tai trâu nằm sát dưới sừng. Đặc biệt có râu dài mọc ra dưới mắt, gần hai bên cánh mũi. Chân rồng thời Lê có năm móng xòe ra.

picture4_jpg.jpg

Rồng thời nhà Hồ

Đồ án “Rồng mây” không chỉ điêu khắc trên gỗ, đá phục vụ công trình kiến trúc cung điện, lăng tẩm, mà còn được nghệ nhân dùng men lam thể hiện trên đồ gốm sứ ngự dụng tuyệt đẹp, đạt đến đỉnh cao về mỹ thuật, kỹ thuật của ngành gốm sứ Việt Nam.

Thời Mạc (1527-1593), Rồng trở về với truyền thống Rồng Việt thời Lý Trần, có thân mình tròn trịa, uốn khúc uyển chuyển. Và chủ đề Rồng thường đi chung với các đề tài Phật giáo thể hiện trên các vật phẩm phục vụ thờ cúng tại đình chùa. Tuy triều đại không được lâu dài nhưng để lại dấu ấn Rồng độc đáo trong kho tàng di sản dân tộc. 

picture5_jpg.jpg

Rồng thời Lê

Đến thời Lê Trịnh (1533-1789), Rồng thời này được tỉa tót bờm, râu, vi, vảy rất tinh tế, sống động. Mặt Rồng toát lên thần thái uy nghiêm, cao quý tột đỉnh, quanh thân có mây lành (tường vân - tản vân) lan tỏa, phần cuối là đuôi xòe khác hẳn rồng Trung Quốc cùng thời.

Và buổi thuyết trình kết thúc với Rồng thời Nguyễn (1802-1945) với những đặc tính thể hiện sự quyền uy của vua chúa...

picture6_jpg.jpg

Rồng thời Nguyễn

Buổi thuyết trình đã có những ý kiến của cử tọa nêu ra để trao đổi với nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, những ý kiến cũng xoay quanh những chủ đề về Rồng như giải thích về “lưỡng Long chầu mặt nguyệt” giải thích về “Rồng 3 móng, rồng 4 móng, rồng 5 móng...” hay giải thích về "cửu long phún thủy" trong Phật giáo và "cửu long" của dân gian...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.
Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.

Thông tin hàng ngày