Bình yên những ngôi chùa Trường Sa

Giữa ngàn trùng sóng nước, những ngôi chùa Việt sừng sững ở Trường Sa đã khẳng định chủ quyền từ muôn đời của dân tộc Việt Nam tại vùng biển này.

Từ lâu, ở huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã tồn tại 3 ngôi chùa trên các đảo quanh năm sóng gió. Ở đây, ngôi chùa không chỉ là điểm tựa tâm linh cho người dân mà còn là khẳng định chủ quyền cũng như khát vọng hòa bình, hữu nghị của dân tộc Việt Nam giữa đại dương.

Chùa Trường Sa lớn - một trong 3 ngôi chùa vững vàng trước sóng gió Trường Sa.

Chùa Trường Sa lớn - một trong 3 ngôi chùa vững vàng trước sóng gió Trường Sa.

Gia đình chị Trương Thị Quyên khi ra thị trấn Trường Sa lập nghiệp vẫn giữ nét đẹp lên chùa Trường Sa lớn, thắp nhang, khấn Phật vào những ngày rằm hay ngày đầu tháng.

Giữa bốn bề sóng biển, bên bóng cây đa, cây bồ đề, sân chùa còn có những cây phong ba, bàng vuông nở hoa. Mùi hoa quyện với hương trầm thơm ngát trong gió biển. Sống xa quê, mỗi lần lên chùa thắp nén hương, gia đình chị Quyên lại vững tâm hơn để bám biển, bám đảo.

“Ở trên đảo, khi đến chùa, tôi cảm thấy giống như mình đang sống trong ở đất liền vậy. Tôi lên chùa, tôi cầu điều bình an cho những người dân hoặc những chiến sỹ mà sống, công tác trên đảo Trường Sa. Trước nhất là bình an, sức khỏe dồi dào. Cũng cầu xin cho những người trong đất liền được bình an mọi sự”- chị Quyên tâm sự.

Biển Trường Sa hào phóng với nhiều loài hải sản quý hiếm. Nhưng vùng biển này cũng thường xuyên có sóng to gió lớn bất thường. Nếu như các âu tàu, các vùng rạn là điểm tựa cho các tàu vào tránh bão thì 3 ngôi chùa ở xã Sinh Tồn, Song Tử Tây và thị trấn Trường Sa là điểm tựa tâm linh cho ngư dân. Giữa chuyến biển, họ thường lên đảo vào chùa, thắp nén nhang cầu cho chuyến biển bình an, được nhiều lộc biển.

Anh Nguyễn Tấn Thi, Tổ trưởng dân phố ở thị trấn Trường Sa cho biết, nhiều người dân đã tự nguyện, chung tay lo việc ở chùa. Còn riêng gia đình anh, Trường Sa là nơi cô con gái Nguyễn Ngọc Trường Xuân cất tiếng khóc chào đời.

Anh tâm sự: “Ngôi chùa nơi đảo xa, nghĩ là việc tâm linh công đức, mình làm vừa cho mình vừa cho bao nhiêu người. Mọi việc cũng nghĩ về tổ tiên, về tâm linh một xíu. Mỗi một ngày được làm việc ở nơi chùa, con người mình cũng nghẹ nhàng hơn”.

Các ngôi chùa ở Trường Sa, ngoài điện thờ Phật còn có bàn thờ các anh hùng, liệt sỹ, những thế hệ người Việt đã hy sinh để bảo vệ biển đảo. Tất cả hoành phi câu đối đều được khắc, viết bằng chữ Việt, ca ngợi sự trường tồn của dân tộc, tôn vinh cảnh sắc kỳ vĩ của Trường Sa.

Đặc biệt tại ngôi chùa Trường Sa Lớn còn có  pho tượng Phật bằng đá quý rất ý nghĩa. Đây là món quà của của Liên đoàn Phật giáo Thế giới tặng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sau đó Thủ tướng đã tặng cho cán bộ, nhân dân huyện Trường Sa.

Ông Nguyễn Viết Thuân, Phó Chủ tịch UBND dân huyện Trường Sa cho biết, những ngôi chùa tại Trường Sa đã có từ rất lâu. Đây cũng là địa điểm viếng thăm của nhiều đoàn công tác từ đất liền ra đảo. Thăm chùa, mọi người thấu hiểu thêm rằng để có những ngôi chùa  nguy nga, tráng lệ này thì biết bao máu xương người Việt đã đổ xuống.

“Chùa ở đây đã có từ lâu. Được sự quan tâm của cả nước, cũng theo ý nguyện của toàn dân trong huyện, nên huyện đảo Trường Sa đã củng cố lại các ngôi chùa. Bà con đi đánh bắt hải sản xa đảo, xa bờ thường lên chùa, được sự may mắn. Chùa vừa góp phần bảo vệ chủ quyền vừa góp phần làm giàu kinh tế cho đảo” – Phó Chủ tịch Nguyễn Viết Thuân tâm sự.

Những ngôi chùa Việt sừng sững ở Trường Sa, đã khẳng định chủ quyền từ muôn đời của dân tộc Việt Nam tại vùng biển này. Giữa ngàn trùng sóng nước, những ngôi chùa cũng gửi gắm ước vọng của dân tộc ta về một vùng biển Đông hòa bình, hữu nghị và thịnh vượng.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày