Bồ-tát nghiêm dạy

GN - Tôi là con liệt sĩ, làm kế toán cho đến tuổi hưu trí, xin kể lại câu chuyện có thật của bạn tôi. Chị B. hồi nhỏ cho đến thời kỳ học lớp đệ nhị, đệ nhất (lớp 11, 12) là học sinh giỏi tại Định Tường (Tiền Giang bấy giờ). Cha chị là cách mạng nằm vùng, bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa xử tử, họ chặt đầu treo nơi công cộng, chỉ cho mang thân về chôn cất mà thôi.

quantheqam.jpg


Đức Quán Thế Âm

Chị B. hiếu thảo và gan dạ, đã xin gặp được ông tỉnh trưởng. Ông ta nói: Sao nhìn cháu rất quen! Dạ, cháu thường xuyên được các giải thưởng về học tập mà chú ký khen tặng và trao giải. Hôm nay, cháu xin thỉnh nguyện được trả lại cái đầu của ba cháu... để chôn cất. Và thật kỳ diệu, nhờ lòng hiếu thảo và ăn nói khôn khéo cũng như đã từng tiếp cận tỉnh trưởng qua những lần nhận giải thưởng học tập, thế là chị B. được toại nguyện.

Giỏi là vậy, gan dạ là vậy nhưng chị B. không có đủ phước duyên để tiến thân trên con đường học tập. Sau giải phóng, là con liệt sĩ nên chị được tiến cử đi học Liên Xô… Nhưng mỗi lần sắp sửa đi thì chị bị bệnh nặng và lặp lại nhiều lần. Chị không tin số phận nhưng nhân duyên nghịch ý cứ tiếp tục xảy ra, chị đành an phận ở quê nhà với nếp sống bình thường. Hai vợ chồng có được chút vốn liếng sống tạm ổn.

Một hôm vừa ra ngõ, có một bà già đến bên nói: Này con, năm 49 tuổi con sẽ gặp một người mà kiếp trước con đã giết, nhớ mà trả ơn đền báo…

Chị cảm thấy kỳ cục. Ai mà tin! Rồi bà già đi mất. Không quen biết, không ai hỏi bói toán, tự nhiên nói gì đâu, lạ vậy! Bẵng đi thời gian, hai vợ chồng nghe nói ở Tây Ninh đất rẻ nên cùng nhau đi thăm dò để mua. Chị B. kể, khi đi coi đất thì vô tình gặp ông chủ tịch xã. Ông ấy nói: Xã tôi có một người mới chết mà nghèo lắm không có tiền lo hậu sự. Chị đi mua đất, chắc là có tiền. Vậy chị làm ơn giúp họ!?

Chị B. rất ngạc nhiên với lời đề nghị ấy nhưng chợt nhớ lời bà già dặn thì đúng là năm nay, nên quyết định hỏi thêm gia cảnh người chết, song cũng phân vân: Chúng tôi chỉ đi coi đất nên đâu sẵn nhiều tiền. Ông chủ tịch nói: Nếu chị phát tâm ủng hộ thì hứa trước, địa phương tạm ứng rồi quay lại gửi tiền sau. Chị B. như bị thôi thúc bởi lời bà già nói ngày xưa nên đồng ý. Rồi hai vợ chồng chị được ông chủ tịch xã đưa tới nhà người chết…

Vừa bước vô cửa chị thấy người chết đang đắp chiếu. Người ngồi bên cạnh là Bồ-tát Quán Thế Âm nét mặt nghiêm khắc, mắt nhìn chị đăm đăm như đang la mắng quở trách chị. Chị rùng mình và nhìn kỹ lại thì không thấy ai ngoài vợ người chết đang khóc lóc thảm thương bên xác chồng. Chị thăm hỏi và hứa hẹn lo hậu sự cho một người xa lạ rồi ra về.

Xâu kết các sự kiện từ việc gặp bà già đã dặn chị năm xưa, với nhân duyên gặp người có khuôn mặt Bồ-tát, và việc phát tâm lo hậu sự cho người không quen ở một nơi xa lạ, chị B. tin rằng mình được Bồ-tát Quán Thế Âm gia hộ nhằm hóa giải oan khiên. Bản thân chị cũng không biết nhờ duyên lành gì mà được Bồ-tát linh thiêng chỉ dạy cách trả quả báo nhẹ nhàng như thế.

Qua câu chuyện của người bạn, tôi tin vào lòng từ của Bồ-tát Quán Thế Âm, và nhất là tin vào nhân quả nghiệp báo. 

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.

Thông tin hàng ngày