Bồi hồi dưới mái chùa xưa...

GNO - Nói là chùa xưa chứ thật ra không có gì là xưa theo cứ nghĩa thời gian mà đó là ngôi chùa cạnh nhà nơi tôi ở hơn 5 năm trời...

Đó là ngôi chùa từ nhà tôi có thể nhìn qua thấy mái chùa, thấy tượng Phật. Đó là nơi ngày nào tôi cũng đi bộ sang ngắm Phật, lễ Phật bất kỳ thời gian nào trong giờ chùa mở cửa. Đó là nơi mấy lần tôi sang đón giao thừa, tụng thời kinh cầu an đầu năm, nghe lời huấn giảng gửi gắm của sư...

chuaxua.jpg


Tôn tượng Phật ở "mái chùa xưa" của tôi - Ảnh: Tr.Hiếu

Đó là nơi mà tôi thấy màn hình rộng chiếu phim hoạt hình cho bọn trẻ xem, là nơi tôi nghe tiếng ồn ã của bọn trẻ nghịch đùa... vì chùa cưu mang nhiều mảnh đời bất hạnh. Đó là nơi tôi quen biết những người bạn đặc biệt... đã để lại cho tôi nhiều suy ngẫm, đã dạy cho tôi những bài học về thân phận, nghiệp duyên của mỗi người và cả bài học về sự vô thường của kiếp người...

Đó là nơi mỗi khi dậy sớm học bài tôi thấy đèn sáng lên từ rất sớm, là nơi vọng vang tiếng chuông và lời kinh hướng thiện...

Đó là nơi có những hẹn ước của yêu thương để rồi theo thời gian tôi nhận ra rằng duyên nợ là sự trả vay, gặp gỡ hay phân ly đôi khi là chuyện chẳng đặng đừng... để tự nhắc mình bài học về ái-thủ-hữu trong yêu thương chỉ là điều sai lầm và do người ta tự huyễn hoặc mình mà thôi.

Chiều nay tôi sang chùa. Tôi đã không nhìn thấy sư. Tôi nhớ sư, nhớ lời kinh từ bi của sư. Tôi bồi hồi như mất đi điều gì lớn lao lắm, tôi thấy mình đã riêng nỗi bộn bề mà quên mất điều mình đã từng thương tưởng.

Tụng sám hối với sư, nước mắt tôi rơi lả chả... Tôi không hiểu vì sao - có lẽ bởi tôi đã tìm thấy mình, biết mình hướng về đâu giữa những ngã rẽ cuộc đời...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Lũ lớn nhấn chìm hàng ngàn nhà dân ở Nghệ An

Nghệ An: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh kêu gọi vận động cứu trợ, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

GNO - Ngày 24-7, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An đã thay mặt Ban Trị sự ấn ký Thư kêu gọi số 117/TKG-BTST vận động cứu trợ, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 (Wipha) gây ra.
Chư hành giả Tăng chụp ảnh lưu niệm sau Lễ Bố-tát

Gần 200 Tăng Ni Bố-tát tại tổ đình Phổ Quang và Kim Sơn

GNO - Sáng 1-6 (nhuận) năm Ất Tỵ (25-7-2025), chư Tăng trên địa bàn các phường Phú Nhuận, Đức Nhuận và Cầu Kiệu (TP.HCM) đã vân tập tổ đình Phổ Quang để cử hành Lễ Bố-tát, thính giới và sinh hoạt Tăng sự kỳ 3 trong mùa An cư kiết hạ Phật lịch 2569.
Thangka thường được đặt trên bàn thờ và được dùng làm điểm tập trung cho việc cúng dường, lễ lạy và tụng niệm. Đối với người tu theo Kim cương thừa, Thangka còn là công cụ hỗ trợ thiền định và quán tưởng

Giữ hồn Thangka - Bảo tồn nghệ thuật thiêng liêng giữa thời hiện đại

GNO - Thangka không chỉ là nghệ thuật thị giác, mà là pháp khí của sự hành trì. Mỗi nét vẽ đều được thực hiện bằng chánh niệm, như một hình thức thiền định sống động. Giữa thời hiện đại nhiều biến động, những người nghệ sĩ ở Nepal vẫn âm thầm gìn giữ ngọn lửa của truyền thống này.

Thông tin hàng ngày