Bức tượng Phật tiết lộ câu chuyện hàng thế kỷ

GNO - Một phái đoàn khảo cổ dưới nước hôm Chủ nhật (15-1) đã tiết lộ thêm về một bức tượng Phật nổi lên khỏi mặt nước của một hồ chứa ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.

Các nhà khảo cổ cho biết bức tượng Phật, ban đầu được phát hiện bởi người dân địa phương, cao 3,8 mét và được chạm khắc vào một vách đá. Nền móng của một sảnh đường cũng đã được tìm thấy dưới nước, chỉ ra rằng một ngôi chùa đã từng tồn tại ở đó.

a vch 1.jpg

Phần đầu của tượng Phật đã được phát hiện tại hồ chứa nước Hồng Môn thuộc Nam Thành, Phúc Châu vào cuối năm ngoái khi một dự án cải tạo cửa thủy điện hạ thấp mực nước trong hồ chứa hơn 10 mét (ảnh).

Quan sát thiết kế phần đầu cho thấy bức tượng được chạm khắc thời nhà Minh, theo Xu Changqing, người đứng đầu Viện nghiên cứu cấp tỉnh về khảo cổ học.

Phái đoàn bắt đầu vào đầu tháng này, được thực hiện bởi trung tâm văn hóa bảo vệ di tích dưới nước dưới sự quản lý nhà nước về di sản văn hóa và Viện Nghiên cứu Khảo cổ học tỉnh Giang Tây.

Một lối đi đã được tìm thấy ở phía bắc của bức tượng, và một dòng chữ với 30 ký tự đã được tìm thấy ở phía nam, theo Li Bin, nhà nghiên cứu thuộc Cục Quản lý Nhà nước về Di sản Văn hóa. Phía trước của bức tượng là nền móng của sảnh đường khoảng 165m2, Li nói.

Guan Zhiyong, người đứng đầu chính quyền thị trấn Hồng Môn, cho biết bức tượng Phật được xây dựng tại giao điểm của 2 con sông nơi thuyền dễ dàng bị lật do dòng nước chảy xiết.

"Theo dân gian, người xưa đã xây dựng bức tượng để cầu nguyện cho sự an toàn", Guan nói.

Theo hồ sơ quận, hồ chứa nằm trên đống đổ nát của thị trấn Tiểu Thị cổ, một trung tâm thương mại quan trọng và trung tâm vận chuyển đường thủy giữa các tỉnh Giang Tây và Phúc Kiến.

"Các phế tích của thị trấn Tiểu Thị không để lộ ra bởi mực nước hạ xuống, nhưng nhóm nghiên cứu dưới nước cũng đã khám phá ra thị trấn", Jin Huilin, người phụ trách bảo tàng Nam Thành  cho biết.

Hồ chứa Hồng Môn được xây dựng vào năm 1958. Nhiều người dân địa phương đã được di dời cho dự án. Nghe tin phát hiện thấy tượng Phật, một số người dân đã quay lại thăm.

Thợ rèn Huang Keping, 82 tuổi, từng sống gần địa điểm trên cho biết: "Tôi đã viếng ngôi chùa này vào năm 1952 và nhìn thấy bức tượng Phật lần đầu tiên. Tôi nhớ bức tượng được mạ vàng tại thời điểm đó".

Ông nhớ lại rằng có một hương án nhỏ ở dưới chân của bức tượng Phật và nhiều dân làng đã thực hiện các nghi thức Phật giáo ở đó.

Jin Huilin nói là vẫn chưa có một tổ chức bảo vệ di tích văn hóa trong huyện khi hồ chứa được xây dựng, vì bảo tàng huyện đã không được thành lập cho đến năm 1983.

"Ngoài ra còn thiếu công nghệ trong bảo vệ các di tích văn hóa và bức tượng đã không thể được di dời", ông nói.

Các chuyên gia cho biết bức tượng được bảo quản tốt vì nước ngăn chặn nó khỏi sự hao mòn và sự tàn phá của con người. Một số địa điểm di sản lịch sử đã bị phá hủy trong cuộc Cách mạng Văn hóa giữa 1966 và 1976.

Các nhà khảo cổ cho biết họ sẽ tiến hành nghiên cứu để chuẩn bị cho việc bảo vệ các di tích dưới nước của hồ chứa.

"Mực nước của hồ chứa sẽ tăng lên khi cơn lũ mùa xuân đến khoảng tháng 3 và phần đầu của bức tượng Phật sẽ bị ngập nước một lần nữa", Shan Keke, quan chức thuộc cơ quan cấp nước của Nam Thành nói.

Văn Công Hưng
(theo Tân Hoa)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày