Các hang động Phật giáo có thể sẽ “biến thành cát”

GNO - Các địa điểm chứa những bức tranh tường thế kỷ thứ 3 đang đối mặt với sự hủy diệt từ các "lực lượng thiên nhiên".

Công tác bảo tồn khẩn cấp là cần thiết để bảo lưu một loạt các hang động ở phía tây bắc Trung Quốc chứa các bức tranh tường cổ do các tu sĩ Phật giáo tạo tác, đang bị đe dọa bởi sự hủy diệt từ thiên nhiên.

1 vconghung.jpg
Các hang động là nơi sinh sống của các tu sĩ Phật giáo và
được sử dụng như các tự viện từ giữa thế kỷ thứ 3 và thứ 8

Đó là mạng lưới 236 hang động đá sa thạch mở rộng trên một diện tích 2-3 km, nằm trên khu vực dân cư thưa thớt thuộc khu tự trị Tân Cương rộng lớn của Trung Quốc, dọc theo con đường tơ lụa cổ xưa.

Các hang động là nơi sinh sống của các tu sĩ Phật giáo và được sử dụng như các tự viện từ giữa thế kỷ thứ 3 và thứ 8, và được bao bọc bằng các bức tranh tường cung cấp một bức tranh phong phú về văn hóa Phật giáo giai đoạn đầu.

Các hang động, địa phương gọi là Kezer, dễ bị hư hỏng, đặc biệt là do độ ẩm, vì thành phần địa chất của chúng, trong đó bao gồm nhiều muối hòa tan.

Mặc dù khu vực này rất khô, thế nhưng bất cứ đám mưa nào cũng có thể gây nên "hậu quả thảm khốc", theo Giorgio Bonsanti, một chuyên gia về bảo tồn tranh tường. "Các dấu hiệu phân rã tiến triển, trong dài hạn sẽ biến tất cả mọi thứ thành cát, đang được thể hiện một cách rõ ràng".

Bonsanti nói rằng đã có những nỗ lực nhằm củng cố những dãy núi bằng xi măng và những cột kim loại nằm ngang, giúp neo các lớp đá bên ngoài với các khối đá rắn hơn, nhưng công trình này được chứng minh không đầy đủ sức để bảo lưu các hang động.

Các bức tranh tường đặc biệt quan trọng bởi sự tương đồng về phong cách nghệ thuật Ấn Độ, thay vì phong cách nghệ thuật cổ điển Trung Quốc, là minh chứng cho việc truyền bá Phật giáo sang Trung Quốc từ phía nam.

Trong những năm đầu thế kỷ 20, rất nhiều các bức tranh đã được tháo gỡ bởi các nhà khảo cổ phương Tây, đặc biệt là đoàn thám hiểm Đức - Albert von Le Coq vào năm 1906, và hiện nay đang nằm trong các viện bảo tàng bao gồm Bảo tàng für Asiatische Kunst ở Berlin và Bảo tàng Guimet ở Paris.

Khoảng 10.000 người đến tham quan các hang động mỗi năm - một phần nhỏ so với con số 800.000 người ghé thăm hang động Mạc Cao ở phía đông dọc theo Con đường Tơ lụa.

Mặc dù tình hình rất nghiêm trọng và cấp bách, nhưng các hang động vẫn không ngừng được bảo vệ. Bonsanti nói rằng: "Trong cuộc chiến chống lại sự hủy duyệt tự nhiên không thể tránh, con người đã được liệu trước cuối cùng sẽ phải đầu hàng, nhưng hy vọng ngày cuối của Kezer sẽ chưa được nhìn thấy trong nhiều thế hệ mai sau".

Văn Công Hưng
(Theo The Art Newspaper)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày