GNO - Sau khi 5 bức tượng Đức Phật cổ được giới chức tìm thấy và thu hồi từ những kẻ buôn lậu cổ vật ở Pakistan, được cho là sẽ trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia ở thủ phủ Karachi (Pakistan), thì các viên chức bảo tàng lại đặt bên ngoài Viện bảo tàng quốc gia và biến thành một đống rác.
Giám đốc Viện bảo tàng Quốc gia nói các bức tượng cổ không bị tác động bởi thời tiết
và điều kiện ngoài trời vì các cổ vật này được điêu khắc bằng đá phiến đen
Một nhân viên của Bảo tàng Quốc gia nói với The Express Tribune: “Trong nhiều tháng qua, tôi đã nhìn thấy những tác phẩm điêu khắc này nằm trong đống rác”.
Các bức tượng có chiều cao từ 90 cm đến 1,2 mét và được khắc bằng đá phiến đen. Theo tờ Express Tribune, Giám đốc Bảo tàng Quốc gia Mohammad Shah phủ nhận mọi cáo buộc trách nhiệm sai sót của các nhân viên trong cơ quan ông. Đồng thời, ông khẳng định rằng lý do những pho tượng được làm bằng đá phiến đen nên chúng được bỏ lại ở đó. Ông nói rằng các nhân viên của ông biết các cổ vật đó dù ở ngoài trời, dưới thời tiết nắng mưa và những rác rưởi được đổ xung quanh đó, cũng sẽ không làm hư hỏng các tác phẩm nghệ thuật cổ này.
Viện bảo tàng bảo quản các cổ vật theo đúng quy trình
"Chúng tôi đã đặt những tác phẩm điêu khắc tại nơi đó", Shah nói với The Express Tribune. "Chúng tôi biết các tác phẩm điêu khắc có từ 1.500 năm và nó sẽ được nhìn thấy nguyên trạng ban đầu khi chúng tôi rửa sạch nó", Giám đốc Shah nói. Ông nói thêm rằng hiện nay các bức tượng vẫn còn trong đống rác của Viện bảo tàng, sẽ sớm được làm sạch và xếp đặt trong nhà, sau khi ngân sách được tăng thêm gần đây.
Ông cũng khẳng định rằng tất cả các hiện vật khảo cổ của bảo tàng trong số 100.000 cổ vật đều được ghi chép và lưu trữ theo đúng quy định. Hai bức tượng Phật đã được di dời vào lối vào của văn phòng Tổng giám đốc cổ vật. Điều đó rõ ràng là vì mục đích trang trí, chứ không phải vì bảo quản cho các bức tượng cổ vật. Bộ trưởng Văn hoá và Khảo cổ học đã không trả lời báo chí vấn đề này.
Các bức tượng này là một phần trong gần 400 cổ vật được thu hồi vào năm 2012 từ vùng Awami ở Korangi, nơi một kẻ buôn lậu đang cố di chuyển chúng tới Faisalabad, thành phố lớn thứ ba của Pakistan và là nơi có nhiều hoạt động buôn lậu bất hợp pháp nhất Pakistan.
Các bức tượng Phật được xác định thuộc về giai đoạn văn hóa Gandhara, một nền văn minh cổ đại nằm ở phía bắc Pakistan và Afghanistan ngày nay. Các bức tượng này có thể có xuất xứ từ hai trong bốn tỉnh của Pakistan. Các quan chức chính phủ của tỉnh Sindh, cấp tỉnh của Karachi, đã lưu giữ các bức tượng trong thẩm quyền của họ.
Một nhân viên bộ phận văn hóa và khảo cổ ẩn danh nói với tờ Express Tribune về việc tình trạng bảo quản các hiện vật đã được thu hồi là một thực tế bình thường ở đây. "Không ai chăm sóc chúng trong nhiều năm và nhiều hiện vật bây giờ đã bị hư hoại và bị nhuộm màu. Tôi không thể diễn tả cho bạn biết tình trạng của các cổ vật trong viện bảo tàng là rất đáng thương ", nhân viên ấy nói. "Họ đang làm hư hoại mọi thứ thay vì bảo quản chúng."
Đá phiến là một loại đá biến chất cấp trung bình. Được xem là một loại đá nhưng thực tế có thể dễ bị hư hoại trước các yếu tố thời tiết như nắng mưa.