Cách bái lạy của người Việt ảnh hưởng của Phật giáo

GNO - Đó là khẳng định của TS Hồ VănTường - chuyên ngành Văn hóa dân gian Việt Nam trong buổi nói chuyện sáng nay, 17-4, tại tiền sảnh Nhà Văn hóa Thanh Niên TP.HCM (số 4, Phạm Ngọc Thạch, phường Bến Nghé, quận 1).

Buổi trao đổi trên trong chuyên đề “Ý nghĩa đồ thờ và nghi thức bái lạy của người Việt xưa-nay” - thu hút khá đông các bạn sinh viên, nghiên cứu sinh thuộc các bộ môn Văn học, Du Lịch, Văn hóa tham dự.

thocung2.jpg


Tiến sĩ Hồ Văn Tường giảng giải về ý nghĩa đồ thờ cúng

Theo TS Tường, bàn thờ tổ tiên là vẻ đẹp truyền thống của văn hóa Việt Nam, người Việt hiểu sâu sắc rằng có quá khứ mới tạo nền tảng cho hiện tại và tương lai. Nhìn vào ban thờ tổ tiên để thấy được truyền thống và vẻ đẹp văn hóa truyền thống dân tộc.

TS Hồ Văn Tường nói, động tác bái lạy theo kiểu truyền thống là chắp tay lạy - liên hoa ấn - tượng trưng cho hình búp sen, cho sự hướng thiện, cầu mong điều tốt đẹp cho cuộc sống ảnh hưởng từ Phật giáo. Về số lượng bái lạy dâng cho từng đối tượng thờ thì nhất bái sinh, nhị bái tử, tam bái Phật, tứ bái thần, ngũ bái quân và thượng đẳng thần.

Về phần thực hành, chuyên đề có phần minh họa sống động bằng việc bày tại chỗ bàn thờ gia tiên và thực hiện nghi thức bái lạy với sự hỗ trợ của hai bạn sinh viên.

thocung3.jpg
Hai bạn sinh viên minh họa nghi thức bái lạy tại bàn thờ gia tiên

Bạn trẻ tham dự cho biết đã hiểu sâu hơn, rõ hơn về các tín ngưỡng truyền thống dân gian của dân tộc, về sự thờ cúng mang ý nghĩa linh thiêng, hợp với sự xoay vần của vũ trụ và biến chuyển của trời đất, về tấm lòng thơm thảo của con cháu người Việt đối với tổ tiên và bậc giải thoát, tất cả đều xuất phát từ lòng người, từ những tâm hồn hướng thiện.

Thùy Vân - Thanh Trà

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày