Cách sám hối tội hay nói lỗi của tứ chúng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00

GN - Tôi là một Phật tử, trước đây tôi thường nói lỗi của tứ chúng và bình luận không hay về một số vị xuất gia. Không biết như vậy tôi có phạm tội Ngũ nghịch và hủy báng Chánh pháp? Liệu tôi có thể sám hối được không? Hiện giờ tôi rất lo lắng về những nghiệp xấu đã gây tạo. Mong quý Báo hoan hỷ giải đáp giùm tôi.

(QUẢ NHÂN, rambutan.plus@gmail.com)

Bạn Quả Nhân thân mến!

Thường rao nói lỗi của tứ chúng (Tăng, Ni, nam-nữ Phật tử) và bình luận không hay về một số vị xuất gia tuy không phạm tội Ngũ nghịch (giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, làm thân Phật chảy máu, phá hòa hợp Tăng) nhưng có liên quan đến tội hủy báng Chánh pháp.

Dĩ nhiên tứ chúng cũng là người phàm, tuy tu hành nhưng một vài cá nhân vẫn còn mắc lỗi. Do vậy, việc góp ý, xây dựng cho các cá nhân còn lỗi lầm là cần thiết nhưng phải đúng phép tắc, hợp với luật đạo. Giới luật nhà Phật đã quy định chặt chẽ và hướng dẫn rất rõ ràng các phương cách góp ý, xây dựng nhằm giúp cho cá nhân phạm lỗi sám hối để được thanh tịnh, khiến đại chúng an hòa cùng tiến tu.

Còn với tâm bất thiện thường rao nói lỗi của tứ chúng thì ngay nơi bản thân đã không thanh tịnh, đồng thời khiến Chánh pháp bị tổn thương, suy giảm đức tin cho người mới hướng đạo, khiến phước đức tổn giảm, cần phải sám hối khẩu nghiệp xấu ác và chuyên tâm phục thiện. Vì chưa phạm vào Ngũ nghịch nên những lỗi lầm của bạn hoàn toàn có thể sám hối để trở nên trong sạch. Lễ Phật là cách sám hối thông dụng nhất. Ăn năn với nghiệp xấu đã tạo, lạy Phật với tâm chí thành chí kính cho đến khi nào tâm thanh thản mới thôi. Sau khi sám hối xong thì phát nguyện phục thiện, thường ca ngợi Phật-Pháp-Tăng, luôn nói lời ái ngữ, ý thức sâu sắc về nhân quả và có trách nhiệm trước những phát ngôn của mình.

Chúc các bạn tinh tấn!

Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ (tuvangiacngo@yahoo.com)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày