Cách thức thụ lộc - dùng cơm chùa

Ảnh minh họa: Quảng Đạo/BGN
Ảnh minh họa: Quảng Đạo/BGN
0:00 / 0:00
0:00

Hỏi: Sau khi tham dự một số lễ lớn (khánh thành, an vị, trai đàn…) ở chùa, hàng Phật tử chúng tôi được nhà chùa mời dùng cơm chay. Được thụ lộc gieo duyên với chùa, đối với chúng tôi là vinh dự và hạnh phúc. Tuy nhiên, điều mà chúng tôi băn khoăn là có một số nơi Phật tử và khách thập phương dùng cơm trước lúc chư Tăng Ni cúng quá đường; thay vì ngồi chắp tay, giữ chánh niệm, chờ Tăng Ni cúng dường xong thì cùng thọ trai. Chúng tôi thấy việc này không được trang nghiêm, có cách nào để khắc phục?

Bạn Bảo Đình thân mến!

Dùng cơm thân mật với nhà chùa hay thụ lộc chính là dùng bữa thảo thơm nhằm kết duyên lành với Tam bảo. Thành ra, bữa cơm chùa tuy đơn sơ đạm bạc nhưng mang ý nghĩa cao quý là bữa cơm phước đức.

Những buổi lễ quy tụ đông đảo khách thập phương, trong đó không phải ai cũng thấm nhuần cách thức cúng Phật trước, dùng cơm sau thì ban tổ chức phải tùy duyên linh động. Một số chùa do hội trường hay phòng ăn chật hẹp, khách tham dự lại quá đông, nhà chùa phải phương tiện mời cơm nhiều đợt, vì thế khách đường xa thường được mời dùng cơm trước để kịp giờ về đồng thời nhằm giải tỏa áp lực đông đúc.

Trong hoàn cảnh này, hẳn ai cũng hoan hỷ cho ban tổ chức, chư Tăng Ni chỉ trang nghiêm cúng quá đường nơi trai đường chính, các Phật tử trong bản tự lo dâng lễ cúng dường, còn các khu vực khác thì tùy duyên. Tuy chưa được trang nghiêm như ý, nhưng vì hoàn cảnh và những nguyên nhân khách quan, trong tinh thần hoan hỷ của người con Phật thì việc khách thập phương thụ lộc trước chư Tăng Ni cũng chấp nhận được.

Với các buổi lễ nhà chùa có hội trường rộng rãi, các Phật tử phần đông đã biết nghi thức cúng Phật, tất cả Phật tử đều ngồi bên mâm cơm chắp tay im lặng để cúng quá đường cùng chư Tăng Ni, quán tưởng đầy đủ, dùng cơm trong chánh niệm. Thụ lộc như thế mới trang nghiêm, thanh tịnh và trọn phần phước đức.

Chúc bạn tinh tấn

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1292 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Phật giáo Nam Phi: Quá trình chuyển đổi từ tôn giáo nhập cư đến một phần của xã hội đa văn hóa

GNO - Tuy chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XX, nhưng Phật giáo Nam Phi đã trải qua một hành trình dài với nhiều thăng trầm. Từ những dấu chân ban đầu với các nhà truyền giáo và thương nhân châu Á, Phật giáo dần hình thành và phát triển trong một xã hội đa sắc tộc và đa văn hóa.
Các diễn giả tham gia Đối thoại toàn cầu - Bodh Gaya lần thứ 7 tại hội trường Nalanda thuộc Trung tâm Quốc tế Tiến sĩ Ambedkar

Ấn Độ: Đối thoại toàn cầu Bodh Gaya lần thứ 7

GNO - Trong hai ngày 29 và 30-3-2025, tại New Delhi, Hội Deshkal kết hợp với Hội đồng các vấn đề thế giới Ấn Độ (Indian Council of World Affairs) đã tổ chức Đối thoại toàn cầu - Bodh Gaya lần thứ 7 tại hội trường Nalanda thuộc Trung tâm Quốc tế Tiến sĩ Ambedkar.

Thông tin hàng ngày